Big_Trends: “Hiệu ứng tháng Giêng” có thể sẽ đến sớm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tuần giao dịch thứ 3 của tháng 12 có khởi sắc hơn với 4/5 phiên giao dịch tăng điểm đã phần nào phản ánh diễn biến tích cực trở lại của TTCK nhưng vẫn đang phát tín hiệu giao dịch “trầm lắng” của bộ phận các nhà đầu tư cá nhân trong bối cảnh khối ngoại liên tục bán ròng giai đoạn cuối năm.
Big_Trends: “Hiệu ứng tháng Giêng” có thể sẽ đến sớm

VN-Index đã bật tăng trở lại từ khu vực hỗ trợ 1.080 – 1.085 điểm trước khi trở lại mốc 1.103 điểm cuối tuần qua nhưng vẫn nằm dưới các tín hiệu kỹ thuật quan trọng 1.110 – 1.115 – 1.120 điểm.

Diễn biến giao dịch khởi sắc có thể diễn ra ở phiên giao dịch cuối cùng của năm khi thị trường tăng trở lại khu vực 1.105 – 1.115 điểm hoặc thậm chí tốt hơn đó là vùng 1.120 – 1.130 điểm.

Các nhóm cổ phiếu đang thu hút dòng tiền bao gồm nhóm cổ phiếu ngành tài chính, thép, xây dựng và vật liệu, công nghệ, hóa chất, dầu khí và cao su săm lốp… đóng vai trò lực đỡ thị trường giai đoạn tới.

Mối lo ngại về khối ngoại bán ròng cũng khá dễ hiểu khi giai đoạn cuối năm việc cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư chủ động, các quỹ đầu tư hoán đổi danh mục được thực hiện liên tục. Khối nội giao dịch dè dặt, khối ngoại bán ròng, thanh khoản thị trường xuống thấp cũng phản ánh khu vực vùng đáy của TTCK với rất nhiều kỳ vọng của đợt phục hồi ở tuần giao dịch cuối năm 2023 và cả quý I/2024 với nhiều lý do để lạc quan hơn.

“Hiệu ứng tháng Giêng” sắp tới cũng có thể đến sớm hơn trùng hợp với thị trường đang có sự phục hồi trở lại ở các nhóm cổ phiếu dẫn sóng, nhóm cổ phiếu tài chính – chứng khoán chưa kể diễn biến tăng điểm trở lại vùng đỉnh cũ hoặc thậm chí vượt đỉnh mới của một số cổ phiếu nhóm xây dựng và vật liệu, công nghệ, bán lẻ: CTR, FRT, CTD, BMP, FPT, FTS… Nhà đầu tư đã có thể tiếp tục có thể mua gom và tích lũy cổ phiếu cơ bản chất lượng chưa kể những cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trong giai đoạn đầu năm mới.

Thị trường giao dịch trầm lắng cũng là lúc mà nhiều cơ hội đầu tư đã xuất hiện càng rõ nét hơn – các cổ phiếu đại diện ở các nhóm cổ phiếu cơ bản ngành tài nguyên cơ bản, thép, xây dựng và vật liệu, bất động sản, dầu khí, công nghệ, bán lẻ, hóa chất… lại thu hút dòng tiền hơn.

Có thể dòng tiền lớn chưa thực sự tham gia vào thị trường chứng khoán nhưng đã không ít các cổ phiếu lại đang diễn biến tăng mạnh hơn và đi ngược so với thị trường giai đoạn vừa qua.

Các nhà đầu tư đã có thể kỳ vọng vào giai đoạn thị trường sắp tới trong bối cảnh vĩ mô có nhiều điểm sáng hơn. Hoạt động đẩy mạnh đầu tư, xây dựng hạ tầng công trình, hoạt động xuất nhập khẩu, tiêu dùng cũng như công nghệ, công nghệ chế biến chế tạo.

Đầu tư giá trị có lẽ là từ khóa được tìm kiếm nhiều trong giai đoạn gần đây khi các cổ phiếu cơ bản định giá thấp lại đang thu hút dòng tiền tham gia trong khi các cổ phiếu đầu cơ, cổ phiếu có chất lượng cơ bản nội tại doanh nghiệp yếu kém lại có diễn biến trái chiều.

Việc lựa chọn cổ phiếu vẫn sẽ rất cần thiết giai đoạn tới đi kèm việc mua vào cổ phiếu nên chú ý với thời gian nắm giữ dài hơi hơn. Việc giao dịch ngắn hạn cổ phiếu vẫn sẽ được số đông nhà đầu tư đánh giá cao nhưng sẽ phù hợp hơn với các nhà đầu tư có kinh nghiệm giai đoạn hiện tại. Đó cũng có thể giải thích được phần nào việc mua vào cổ phiếu ngay khi thị trường chưa thực sự sôi động lại nên được ưu tiên hơn là khi thị trường vào xu hướng tăng hoặc tăng mạnh rõ ràng.

Cơ hội cho các nhà đầu tư nhạy bén cũng như có tầm nhìn đó là ngay lúc này ở những cổ phiếu đang có các chỉ tiêu tài chính an toàn nhiều tiềm năng tăng trưởng giai đoạn 2024.

Dù thế nào đi nữa việc quản lý và phân bổ tỷ trọng giải ngân cũng nên được lưu ý. Cổ phiếu nào mua nhiều cổ phiếu nào mua ít cũng như tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt thế nào cũng cần được theo dõi cẩn thận với đa số các nhà đầu tư.

Big_Trends

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục