Bí quyết để cạnh tranh với các thương hiệu lớn nhất thế giới

(ĐTCK) Bạn có nghĩ việc cạnh tranh với McDonald’s, Starbucks, Coca-Cola, hoặc Home Depot là bất khả thi? Vậy thì hãy suy nghĩ lại. Thực tiễn toàn cầu hoá kết hợp với khao khát nội địa hoá của người tiêu dùng cho phép công ty của bạn không chỉ phát triển mà còn cạnh tranh được với các công ty lớn nhất trên thế giới.
Bí quyết để cạnh tranh với các thương hiệu lớn nhất thế giới

Vào cuối những năm 1970, ba mẹ tôi trở thành những doanh nhân đầy khát vọng. Họ đã phải đối mặt với những thách thức cùng cực, nhưng cũng nắm được trong tay những cơ hội có một không hai. Khoảng thời gian thú vị tuy không chắc chắn này đã thúc đẩy ba mẹ tôi tạo ra Tân Hiệp Phát - một doanh nghiệp thành công cho bản thân và gia đình.

Ngày nay, Tân Hiệp Phát (THP) là doanh nghiệp sản xuất thuộc sở hữu gia đình lớn nhất Việt Nam trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (Fast-Moving Consumer Goods - FMCG), với lực lượng hơn 5.000 nhân viên trên toàn quốc. Chúng tôi chiếm từ 15% đến 20% thị phần nội địa, sánh vai cùng các tập đoàn đa quốc gia như Coca-Cola và Suntory. Tính riêng về phân khúc đồ uống tốt cho sức khoẻ, THP dẫn đầu nhóm với 50% thị phần.

fig come hereCon người là những thực thể không hoàn hảo. Một trong những bài học quan trọng nhất mà chúng tôi khắc tận tâm can là học cách quản lý chính mình để cung cấp tinh thần lãnh đạo cho những người đang cùng  làm việc.Trần Uyên Phương 

Làm thế nào để có thể chuyển hoá một ý tưởng kinh doanh tốt thành một công ty trên thực tế - và qua thời gian, có thể khiến công ty đó trở thành một nhà vô địch nội địa, trong vùng, hoặc thậm chí là vươn xa thế giới? Ðây là những nguyên tắc cơ bản sẽ giúp bất kỳ doanh nghiệp gia đình nào - ở bất kỳ quy mô nào - đạt được sự thành công và tăng trưởng lớn hơn. 

1. Sáng tạo những sản phẩm nội địa đích thực: Các sản phẩm nội địa đích thực rất khó bị đánh bại. Sự ưu việt của những sản phẩm này đến từ việc chúng là những sản phẩm duy nhất thực sự truyền tải được bốn nguyên tắc cơ bản để marketing thành công: sản phẩm, giá cả, quảng bá và địa điểm cho một thị trường cụ thể.

Các sản phẩm nội địa đích thực hiểu rõ thị trường mục tiêu của họ một cách mật thiết và cũng nhờ đó mà sản phẩm làm ra mang đến những gì thị trường thực sự khao khát. Những sản phẩm này được định giá phù hợp, thông điệp bán hàng truyền tải đến đúng đối tượng và những địa điểm bán hàng thì thuận lợi cho người tiêu dùng. Các tập đoàn đa quốc gia thường thua kém ở mặt này vì họ cho rằng những chi tiết kể trên là vụn vặt, phiền toái. 

2. Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế: Khi một công ty phát biểu rằng họ đang làm theo các tiêu chuẩn quốc tế, nghĩa là họ nói đến các tiêu chuẩn đã được thử nghiệm và kiểm tra bởi các bên tham gia thị trường toàn cầu và được chấp nhận là tiêu chuẩn ngành. Nổi tiếng nhất là tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế).

Các tiêu chuẩn này giúp cho bên thứ ba dễ dàng hiểu được công ty đang ở giai đoạn nào và chất lượng sản phẩm mà công ty cung cấp. Bất kể phạm vi hoặc tầm ảnh hưởng hiện tại của công ty, việc áp dụng các tiêu chuẩn thực tiễn tốt nhất sẽ giúp công ty của bạn trở nên tốt hơn ở trong một vài lĩnh vực bao gồm tìm nguồn cung ứng, sản xuất và phân phối. 

3. Quản trị tăng trưởng: Nhiều công ty nhỏ muốn trở thành những công ty lớn hơn, nhưng một trong những bài học quan trọng nhất cần phải thấm nhuần là không nên chỉ chú tâm duy nhất vào sự tăng trưởng. Nếu họ không đặt hệ thống công nghệ thông tin và quy trình vận hành để kiểm soát sự tăng trưởng này, họ rất dễ bị vướng mắc vào những vấn đề nghiêm trọng khi mở rộng quy mô. Các công ty ở mọi quy mô bắt buộc phải nhìn nhận được vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Việc triển khai công nghệ không đúng cách, hoặc không nhận ra sự cần thiết của nó sẽ dẫn đến sự lãng phí thời gian, tài nguyên và cơ hội. 

4. Ðộng viên nhân viên và nuôi dưỡng tinh thần cộng đồng: Văn hoá là một yếu tố quan trọng trong thành công của một công ty. Khi các nhân viên tương tác thành công với nhau, với quản lý cấp cao và với những khách hàng của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp đó có thể thiết lập, truyền thông và thấm nhuần những giá trị cốt lõi. Việc triển khai thành công các giá trị và những sự ưu tiên kể trên trở nên ngày càng quan trọng hơn khi công ty tăng trưởng. 

5. Gánh vác trách nhiệm: Con người là những thực thể không hoàn hảo. Ai trong số chúng ta cũng đều mắc sai lầm và gia đình tôi cũng không phải là ngoại lệ. Một trong những bài học quan trọng nhất mà chúng tôi khắc tận tâm can là học cách quản lý chính mình để cung cấp tinh thần lãnh đạo cho những người khác đang làm việc tại THP.

Ðể trợ giúp lẫn nhau với tư cách một gia đình, chúng tôi đã tạo ra một tuyên bố sứ mệnh gia đình với một bộ các giá trị cốt lõi - như chính công ty chúng tôi vậy. Nó giúp chúng tôi thường xuyên gợi nhắc các giá trị và những ưu tiên quan trọng đối với mình. Bên cạnh đó, các giá trị cốt lõi của gia đình cũng đóng vai trò là nền tảng của sự giao tiếp rành mạch từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những giá trị này là “kim chỉ nam” trong những buổi họp gia đình và nhắc nhở những gì chúng tôi muốn thực hiện, cách chúng tôi muốn thực hiện nó và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc hoàn thành được những mục tiêu đó.

Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Tin cùng chuyên mục