BCG Energy (BGE) chốt ngày lên UPCoM, giá tham chiếu 15.600 đồng/cổ phiếu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ngày 23/7, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo đã chấp thuận cho 730 triệu cổ phiếu mã BGE của Công ty cổ phần BCG Energy - thành viên tập đoàn Bamboo Capital - giao dịch trên UPCoM với phiên đầu tiên vào 31/7, giá tham chiếu là 15.600 đồng/cổ phiếu.
BCG Energy đã vận hành 600 MW điện mặt trời. Công ty sở hữu danh mục các dự án điện gió lên đến gần 1 GW được phê duyệt theo Quy hoạch điện VIII và đang triển khai xây dựng Nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại Củ Chi, TP.HCM. BCG Energy đã vận hành 600 MW điện mặt trời. Công ty sở hữu danh mục các dự án điện gió lên đến gần 1 GW được phê duyệt theo Quy hoạch điện VIII và đang triển khai xây dựng Nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại Củ Chi, TP.HCM.

BCG Energy bắt đầu làm thủ tục IPO từ năm 2023. Ngày 20/5/2024, BCG Energy chính thức trở thành công ty đại chúng, sau đó được Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán (VSDC) cấp mã chứng khoán BGE vào ngày 18/6/2024.

Việc giao dịch trên UPCoM ngày 31/7 tới đây là cột mốc quan trọng trong hành trình trở thành công ty niêm yết chính thức của BCG Energy.

BCG Energy được thành lập vào năm 2017, là công ty trụ cột mảng năng lượng của Tập đoàn Bamboo Capital. Hiện nay, công ty đang có vốn điều lệ là 7.300 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 10.000 tỷ đồng và tổng tài sản gần 20.000 tỷ đồng. Công ty đang vận hành khoảng 600 MW điện mặt trời và là doanh nghiệp năng lượng tái tạo trong top 3 của Việt Nam.

Về hoạt động kinh doanh, trong 3 năm gần đây, BCG Energy liên tục ghi nhận kết quả tích cực. Năm 2021, công ty đạt doanh thu 760 tỷ đồng, sang năm 2022, doanh thu tăng trưởng mạnh 40% lên 1.064 tỷ đồng.

Trong năm 2023, doanh thu thuần BCG Energy tăng 5,8%, đạt hơn 1.125 tỷ đồng, mức tăng trưởng chủ yếu đến từ việc các nhà máy điện mặt trời và các hệ thống điện mặt trời áp mái đã vận hành đạt hiệu suất hơn 100% so với dự phóng.

Song song với sự tăng trưởng tích cực về mặt doanh thu, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của BCG Energy liên tục giảm qua các năm. Cuối năm 2021, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của BCG Energy là 2,77 lần, kết thúc năm 2022 tỷ lệ này giảm về 1,9 lần và tại cuối năm 2023 chỉ còn 0,96 lần.

Đây là mức đòn bẩy an toàn và thấp đáng kể so với các doanh nghiệp cùng ngành đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của BCG Energy tính đến cuối năm 2023 cũng giảm về mức rất an toàn, chỉ 0,66 lần.

Về kết quả kinh doanh trong năm 2024, kết thúc quý I, mảng năng lượng tái tạo của BCG Energy là mảng đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu của Tập đoàn Bamboo Capital, chiếm 32,5% tương đương 320,4 tỷ đồng. Mảng năng lượng tái tạo được kỳ vọng sẽ đóng góp chính vào doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn trong các quý tới đây.

BCG Energy hiện sở hữu danh mục lên đến gần 1 GW được phê duyệt theo Quy hoạch điện VIII với tầm nhìn triển khai đến năm 2030.

Đáng chú ý, loạt dự án điện gió quy mô lớn, bao gồm điện gió Đông Thành 1 (80 MW), Đông Thành 2 (120 MW) tại tỉnh Trà Vinh; Khai Long 1 (100 MW) tại Cà Mau sẽ được BCG Energy triển khai trong năm nay và dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2025. Các dự án này một khi đi vào hoạt động sẽ giúp tăng thêm khoảng 53% tổng công suất phát điện cho BCG Energy.

Phối cảnh Nhà máy đốt rác phát điện Tâm Sinh Nghĩa tại Củ Chi (TP.HCM) của BCG Energy.

Phối cảnh Nhà máy đốt rác phát điện Tâm Sinh Nghĩa tại Củ Chi (TP.HCM) của BCG Energy.

BCG Energy cũng đang vận hành các nhà máy điện mặt trời quy mô lớn là BCG Long An 1, BCG Long An 2, BCG Vĩnh Long, BCG Phù Mỹ và Krong Pa 2. Bên cạnh đó, công ty còn phát triển các hệ thống điện mặt trời áp mái tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đang triển khai dự án điện gió gần bờ tại Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh và nghiên cứu dự án điện gió tiềm năng tại tỉnh Điện Biên.

Thời gian qua, BCG Energy cũng ghi nhận nhiều thông tin tích cực khi liên tục được các Tập đoàn và các định chế tài chính quốc tế lớn lựa chọn hợp tác khi đầu tư tại Việt Nam, như: tập đoàn năng lượng quốc tế SP Group, Sembcorp, SK Group, Hanwha Group, Leader Energy Group, SLC (Sudokwon Landfill Site Management Corp),…

Với kinh nghiệm của một doanh nghiệp Top đầu ngành năng lượng sạch tại Việt Nam, ngày 31/1/2024, BCG Energy đã mua lại Công ty Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa, chính thức bước vào lĩnh vực phát triển điện rác.

Ngày 20/7 vừa qua, Tập đoàn Bamboo Capital và BCG Energy đã tổ chức thành công Lễ khởi công xây dựng Nhà máy đốt rác phát điện Tâm Sinh Nghĩa tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM.

Giai đoạn 1 của nhà máy được triển khai từ năm 2024 đến năm 2025 có tổng vốn đầu tư 6.400 tỷ đồng, công suất đốt 2.000-2.600 tấn rác/ngày, công suất phát điện 60MW, sản lượng điện phát lên lưới dự kiến lên đến 365 triệu kWh/năm, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của khoảng 100.000 hộ dân, đồng thời giúp giảm phát thải khoảng 257.000 tấn CO2/năm.

Giai đoạn 2 của dự án dự kiến sẽ được triển khai từ năm 2026-2027, công suất đốt rác được nâng lên đến 6.000 tấn/ngày, công suất phát điện lên đến 130MW, trở thành nhà máy điện rác lớn nhất thế giới. Giai đoạn 3 của nhà máy dự kiến được triển khai từ năm 2027 đến 2029, công suất đốt rác lên tới 8.600 tấn/ngày, công suất phát điện đạt tới 200 MW.

Song song với việc xây dựng Nhà máy đốt rác phát điện Tâm Sinh Nghĩa tại TP.HCM, BCG Energy sẽ sớm triển khai dự án Nhà máy đốt rác phát điện tại Long An và Kiên Giang.

Với việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dự án năng lượng tái tạo và xây dựng thêm các nhà máy điện rác quy mô lớn, loạt dự án này sẽ giúp củng cố và nâng cao vị thế Top đầu của BCG Energy trong mảng năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Thủy Anh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục