“Bầu” Thắng: Từ ông chủ “Gạch” đến ông chủ ngân hàng

(ĐTCK) Không chỉ nổi danh với cái tên ông chủ Gạch Đồng Tâm và ông “bầu” bóng đá, ông Võ Quốc Thắng còn vừa là Chủ tịch HĐQT KienLong Bank.
“Bầu” Thắng: Từ ông chủ “Gạch” đến ông chủ ngân hàng

 

Ông Phạm Huy Hùng

“Bầu” Thắng: Từ ông chủ “Gạch” đến ông chủ ngân hàng ảnh 1

Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

Năm sinh: 1954

Quê quán: Hà Nội

Trình độ: Tiến sĩ Kinh tế Trường Đại học Tài chính Kế toán

Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học, ông Hùng làm cán bộ Vụ Thương nghiệp Vật tư Bộ Tài chính trong 8 năm. Sau đó ông làm tại Vụ Tín dụng Thương nghiệp Ngân hàng Nhà nước trước khi trở thành Phó Văn phòng Vietinbank và Phó trưởng phòng Tiền tệ. Trước khi làm Tổng giám đốc Vietinbank vào tháng 7/2002, ông Phạm Huy Hùng là Giám đốc Chi nhánh Vietinbank Ba Đình và Phó Tổng giám đốc Vietinbank.

Ông Phạm Huy Hùng là một trong những vị Chủ tịch HĐQT được tiếng “kỷ luật rắn” với nhân viên, đặc biệt trong những vấn đề về rủi ro đạo đức. Ông Phạm Huy Hùng cũng đang là một đại biểu Quốc hội.

Tính đến ngày 30/6, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, Vietinbank có vốn điều lệ là 32.661 tỷ đồng với 147 chi nhánh, sở giao dịch.

 

 

Ông Trần Bắc Hà

“Bầu” Thắng: Từ ông chủ “Gạch” đến ông chủ ngân hàng ảnh 2

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Năm sinh: 1956

Trình độ: Cử nhân Kinh tế Đại học Tài chính Kế toán

Ông Trần Bắc Hà bắt đầu gia nhập BIDV từ năm 1981 và ông được bầu là Chủ tịch HĐQT BIDV từ tháng 1/2008. Trước đó, ông từng là Giám đốc Chi nhánh BIDV Bình Định rồi Phó tổng giám đốc BIDV trước khi là Tổng giám đốc của ngân hàng.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, đến hết tháng 6, vốn điều lệ của BIDV đạt 23.011 tỷ đồng với 119 chi nhánh, sở giao dịch.

 

Ông Lê Hùng Dũng

“Bầu” Thắng: Từ ông chủ “Gạch” đến ông chủ ngân hàng ảnh 3

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

Năm sinh: 1954

Quê quán: An Giang

Trình độ: Cử nhân Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Praha Tiệp Khắc

Ông chủ của Eximbank không khởi nghiệp từ lĩnh vực tài chính ngân hàng mà kinh doanh nhà hàng, du lịch. Từ năm 1986 – 2003, ông từng đảm nhiệm các vị trí Phó giám đốc Nhà hàng Festival (Trung tâm du lịch TNVN), Giám đốc Trung tâm Du lịch TNVN, Chủ tịch Công ty TNHH 1 thành viên Du lịch TNVN. Từ tháng 8/2003 đến nay, ông là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC. Tháng 4/2010, ông được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank. Ông là đại diện phần vốn góp của Eximbank và là thành viên HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sài Gòn.

Ông Lê Hùng Dũng cũng là một trong những doanh nhân yêu và đầu tư nhiều cho bóng đá. Hiện ông đang ứng cử chức Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam và có nhiều đóng góp cho nền bóng đá.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho hay, vốn điều lệ của Eximbank đến tháng 6 là 12.355 tỷ đồng với 42 chi nhánh, sở giao dịch.

 

Ông Trần Hùng Huy

“Bầu” Thắng: Từ ông chủ “Gạch” đến ông chủ ngân hàng ảnh 4

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB)

Sinh năm: 1978

Nguyên quán: Tiền Giang

Trình độ: - Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh - Đại học Chapman - Mỹ (2002)

- Tiến sỹ - Tiến sỹ Kinh tế - Đại học Golden Gate - Mỹ (2011)

Trước khi ngồi vào vị trí Chủ tịch ACB, ông Huy đã tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Chapman (Mỹ) năm 2002 và bảo vệ xong luận án tiến sĩ kinh tế tại Đại học Golden Gate (Mỹ) năm 2011. Khởi đầu, ông Huy vào làm việc tại ACB với chức danh chuyên viên nghiên cứu thị trường. Khi đó, cha ông là Trần Mộng Hùng vẫn là Chủ tịch HĐQT. Hai năm sau, ông được bổ nhiệm làm giám đốc Marketing. Giữ cương vị này 4 năm, ông Huy được giao vị trí phó tổng giám đốc. Từ năm 2006 đến nay, ông là thành viên Hội đồng Quản trị ACB.

Năm nay 35 tuổi, với 11 năm kinh nghiệm làm việc tại ACB, ông Huy đã cùng ACB vượt qua nhiều biến động lớn ở nhà băng này, trong đó có sự việc liên quan tới bầu Kiên..

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính tới 30/6, Á Châu có 9.377 tỷ đồng vốn điều lệ với 81 chi nhánh và sở giao dịch.

 

Ông Phạm Hữu Phú

“Bầu” Thắng: Từ ông chủ “Gạch” đến ông chủ ngân hàng ảnh 5

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Năm sinh: 1959

Nguyên quán: Thừa Thiên Huế

Trình độ: Cử nhân Kinh tế

Tốt nghiệp Trung học phổ thông Củ chi năm 1975, ông Phạm Hữu Phú về công tác tại Ban kinh tế mới Quận 3. Sau 3 năm, ông Phú nhập ngũ và giữ vị trí Trung đội trưởng tại Sư đoàn Quân khu 7. Từ năm 1982 đến 1985, ông Phú học văn hóa tập trung tại Trường phổ thông Lao động,

Sau khi học xong, từ năm 1985 ông Phú làm Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Tân Định. Trong quá trình này, ông học lên đại học và tốt nghiệp vào năm 1991. Từ năm 1999, khi Xuất nhập khẩu Tân Định chuyển thành Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định, ông Phú giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.

Từ năm 2004, ông Phú chính thức bước chân vào ngành tài chính, ngân hàng với cương vị Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Sài Gòn – Á Châu. Cùng với chức vụ này, năm 2008, ông Phú kiêm thêm vị trí Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng cổ phần Xuất Nhập khẩu (Eximbank).

Tháng 5 năm 2012, vẫn với vị trí Phó chủ tịch HĐQT, ông Phú chuyển sang Sacombank. Tháng 11 cùng năm, sau một loạt vụ lùm xùm tại Sacombank, ông Đặng Văn Thành từ nhiệm, ông Phú được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhà băng này.

Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước, tính tới 30/6, Sacombank có vốn điều lệ 10.740 tỷ đồng, với 72 chi nhánh và sở giao dịch.

 

Ông Đỗ Quang Hiển

“Bầu” Thắng: Từ ông chủ “Gạch” đến ông chủ ngân hàng ảnh 6

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng cổ phần Sài gòn Hà Nội (SHB).

Năm sinh: 1962

Nguyên quán: Hà Nội

Trình độ chuyên môn: Kỹ sư vật lý vô tuyến

Sau khi tốt nghiệp đại học, từ năm 1984, ông Hiển làm tại Xí nghiệp Sửa chữa máy thu hình thuộc Đài phát thanh Hà Nội với vị trí kỹ sư. Sau 3 năm, ông chuyển sang Công ty điện tử Hà Nội (Hanel). Tuy nhiên, ông Hiển chỉ làm ở đây một năm trước khi sang Viện Nghiên cứu công nghệ Quốc gia vào năm 1988. Ở cả 2 đơn vị này, ông đều làm với vị trí kỹ sư.

Năm 1993, ông Hiển bắt đầu tạo dựng sự nghiệp riêng khi thành lập và giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn T&T. Đến năm 2007, ông nhảy vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng khi ông mua lại Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái, có trụ sở tại Cần Thơ. Sau khi đổi tên nhà băng này thành Ngân hàng cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, ông Hiển chính thức thành người sáng lập và Chủ tịch SHB.

Ngoài chức vụ hiện tại ở SHB và T&T, ông Hiển hiện còn làm chủ tịch nhiều đơn vị khác. Trong đó có chức danh Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco).

Theo số liệu của ngân hàng nhà nước, tính đến 30/6, SHB có vốn điều lệ 8.865 tỷ đồng, với 48 chi nhánh và sở giao dịch. Trong đó, có hai chi nhánh ở nước ngoài.

 

Ông Hồ Hùng Anh

“Bầu” Thắng: Từ ông chủ “Gạch” đến ông chủ ngân hàng ảnh 7

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

Sinh năm: 1970

Nguyên quán: Thừa Thiên Huế

Trình độ chuyên môn: Kỹ sư điện tử

Trước khi giữ chức thành viên HĐQT Ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vào năm 2004, ông Hồ Hùng Anh làm việc tại Tập đoàn Masan. Năm 1997, ông Hùng Anh là Phó chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư Masan (tiền thân của tập đoàn Masan) và Tổng giám đốc Công ty Masan - Rus Trading tại Cộng hòa Liên bang Nga. Sau 7 năm kiêm nhiệm, đến năm 2004, ông Hùng Anh chỉ còn giữ chức danh Phó chủ tịch tại Tập đoàn Masan.

Song song với chức vụ tại Masan, năm 2004, ông Hùng Anh làm thành viên HĐQT tại Techcombank. Một năm sau, ông giữ chức Phó chủ tịch HĐQT nhà băng này. Đến năm 2008, ông Hùng Anh chính thức làm chủ tịch HĐQT Techcombank.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 30/6, Techcombank có vốn điều lệ 8.788 tỷ đồng, với 57 chi nhánh và sở giao dịch.

 

Ông Đỗ Minh Phú

“Bầu” Thắng: Từ ông chủ “Gạch” đến ông chủ ngân hàng ảnh 8

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TienPhong Bank

Năm sinh: 1953

Nguyên quán: Hà Nội

Trình độ: Đại học

Ông Phú được biết đến trước tiên trong lĩnh vực kinh doanh vàng, đá quý. Năm 1990, ông là Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Đá quý VIGEMTEC. Hai năm sau, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học Việt Nam giữ vị trí Trưởng phòng nghiên cứu Công nghệ xử lý Đá quý. Năm 1994, ông Phú thành lập Công ty Phát triển Công nghệ & Thương mại TTD tiền thân của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và giữ chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc từ đó tới nay. Tháng 4 năm ngoái, ông Phú được bầu là Chủ tịch HĐQT Tienphong Bank.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính tới 30/6, vốn điều lệ Tienphong Bank đạt 5.550 tỷ đồng, với 10 chi nhánh và sở giao dịch.

 

Ông Hà Văn Thắm

“Bầu” Thắng: Từ ông chủ “Gạch” đến ông chủ ngân hàng ảnh 9

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank)

Năm sinh: 1972

Nguyên quán: Bắc Giang

Trình độ: - Cử nhân ĐH Thương mại Hà Nội

- Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường ĐH Colombia Common Wealth (Mỹ)

- Tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường ĐH Công nghệ Paramount (Mỹ)

Ông Thắm khởi nghiệp kinh doanh từ khá sớm. Năm 1993, sau khi tốt nghiệp đại học, ông Thắm thành lập Doanh nghiệp tư nhân Bình Minh. Sau 4 năm, ông làm Tổng giám đốc Công ty TNHH VNT. Đến năm 2001, ông giữ vị trí Tổng giám đốc Công ty liên doanh VietCans.

Năm 2003, ông bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực ngân hàng, khi trở thành Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng cổ phần Nông thôn Hải Dương và trở thành chủ tịch HĐQT nhà băng này một năm sau đó. Năm 2007, ông Thắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đại Dương. Cũng trong năm này, Ngân hàng Nông thôn Hải Dương đổi tên thành Ngân hàng cổ phần Đại Dương. Ông Thắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT từ đó tới nay.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính tới 30/6, Ocean Bank có vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng, với 21 chi nhánh và sở giao dịch.

 

Ông Võ Quốc Thắng

“Bầu” Thắng: Từ ông chủ “Gạch” đến ông chủ ngân hàng ảnh 10

Chủ tịch HĐQT KienLong Bank

Sinh năm: 1967

Quê quán: Long An

Trình độ: Cử nhân quản trị kinh doanh cao cấp

Võ Quốc Thắng, người được biết đến với tên gọi "bầu" Thắng, mới dấn thân vào lĩnh vực ngân hàng vài tháng trước đây khi được bầu là Chủ tịch HĐQT của KienLong Bank. Ông không khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Khi mới 19 tuổi, ông Võ Quốc Thắng đã gắn bó với những viên gạch bông khi đứng ra kế tục sự nghiệp của cha tại Gạch Đồng Tâm đúng ở giai đoạn kinh doanh không nhiều thuận lợi. Dần dần, ông đã đưa thương hiệu gạch men Đồng Tâm trở nên nổi tiếng.

Không chỉ nổi danh với cái tên ông chủ Gạch Đồng Tâm, ông Thắng được xem là một doanh nhân “ôm đồm” khi làm ông “bầu” bóng đá cho CLB Gạch Đồng Tâm rồi đến nay là Chủ tịch Công ty bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Ông Thắng cũng từng là một ông “nghị” khi được bầu là đại biểu Quốc hội khóa XI, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

KienLong Bank đến 30/6 có vốn điều lệ 3.000 tỷ và 23 chi nhánh, sở giao dịch.


Vnexpress

Tin cùng chuyên mục