Ly tâm vì nguồn cung nhỏ giọt
Với con số ước tính khoảng 13 triệu người – TP.HCM đang là đại đô thị đông dân nhất cả nước. Mỗi năm thành phố sẽ tăng thêm khoảng 200.000 người, trung bình 5 năm tăng thêm 1 triệu người dẫn tới áp lực rất lớn về quản lý đô thị, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và đặc biệt là vấn đề nhà ở.
TP.HCM hiện cũng đang là địa phương có số lượng người nước ngoài tới cư trú, định cư cao nhất cả nước. Nhu cầu về nhà ở của những đối tượng này cũng là rất lớn.
Nhu cầu là vậy song nguồn cung các dự án bất động sản ở khu vực trung tâm TP.HCM hiện nay rất “èo uột”.
Nếu tính từ đầu năm 2020 đến nay, thành phố chỉ có 4 dự án được Sở Xây dựng chấp thuận cho bán nhà ở hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm từ các dự án này cũng rất khiêm tốn, chưa đến nghìn căn.
Nguồn cung nhỏ giọt, giá bán đã quá cao cùng với đó là những áp lực về quá tải hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội khu vực trung tâm đang khiến cho các nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển săn tìm bất động sản ở những khu vực tiếp giáp thành phố.
Anh Tùng, một nhà đầu tư tại TP.HCM cho biết, dù hiện nay thị trường khá khó khăn với ảnh hưởng từ dịch bệnh song bất động sản vẫn là kênh trú ẩn an toàn được nhiều nhà đầu tư tin tưởng. Những khu vực có hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện, không gian sống thoáng đãng và chi phí đầu tư hợp lý sẽ là lựa chọn đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh hiện nay.
“Miền đất hứa” phía Đông TP.HCM
Những năm gần đây, khu vực phía Đông TP.HCM, gồm các quận 2, quận 9, Thủ Đức và đặc biệt khu vực Biên Hòa (Đồng Nai) trở thành miền đất hứa với các nhà đầu tư bất động sản vì có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư mạnh mẽ nhất hiện nay.
Có thể kể đến các dự án như xa lộ Hà Nội mở rộng, hầm Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn 2, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sắp hoàn thành và dự án bến xe miền Đông mới có quy mô lớn nhất cả nước sẽ đi vào hoạt động từ tháng 4/2020.
Tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đang được đề xuất mở rộng lớn 6 – 8 làn xe. Một dự án hạ tầng tầm cỡ khác cũng đang rục rịch triển khai là tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có vốn đầu tư 26.000 tỉ đồng.
Đặc biệt, đại dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được khởi công vào đầu năm 2021.
Những công trình hạ tầng giao thông “khủng” tạo đà tăng trưởng cho bất động sản phía Đông Sài Gòn.
Mới đây, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với các sở ban ngành về tiến độ triển khai 4 dự án hạ tầng trọng điểm trên địa bàn.
Trong đó có việc sẽ khởi công dự án cầu Vàm Cái Sứt vào tháng 9/2020 – một trong những hạng mục quan trọng trong dự án Hương Lộ 2 nối dài, kết nối từ quốc lộ 51 đến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Chính sức nóng từ “bệ phóng” là các dự án hạ tầng trên đã thu hút rất nhiều dự án bất động sản tập trung về khu vực này. Trong đó, có những đô thị như Aqua City nằm trên tuyến Hương lộ 2.
Với vị trí này, Aqua City kết nối dễ dàng với TP.HCM hay Cảng hàng không quốc tế Long Thành thông qua tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây chỉ trong 20 phút.
Phối cảnh khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City với quy mô hơn 600 ha tại phía Đông TP.HCM của tập đoàn Novaland.
Aqua City được phát triển theo mô hình đô thị sinh thái thông minh bền vững được quy hoạch đồng bộ và hoàn chỉnh.
Tận dụng lợi thế khu đất với 3 mặt giáp sông, nhà phát triển dành hơn 70% diện tích cho mảng xanh, hạ tầng giao thông với nhiều tiện ích công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm, công viên chủ đề, bến du thuyền ...
Trong bán kính khoảng 5-7 km từ Aqua City, cư dân có thể tiếp cận bệnh viện quốc tế Đại học Y dược Shing Mark, sân golf Long Thành, khu du lịch quốc tế Sơn Tiên.