Những năm qua, du lịch Việt Nam chứng kiến sự đầu tư mạnh về hạ tầng và việc hình thành các hệ sinh thái du lịch quy mô lớn, làm đòn bẩy cho sự tăng trưởng thần tốc của nhiều địa phương.
Nếu như Sun Group “chơi lớn” với sân bay tư nhân và cảng tàu khách chuyên biệt đầu tiên tại Việt Nam, cùng hàng loạt tổ hợp nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại Hạ Long, Lào Cai, Đà Nẵng, Phú Quốc… thì một số doanh nghiệp khác cũng bắt tay đầu tư hệ sinh thái du lịch.
Những bước đi bài bản này đã làm thay đổi diện mạo ngành công nghiệp không khói tại Việt Nam, cho thấy sự chuyên nghiệp của các Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, xóa bỏ định kiến du lịch trong nước manh mún và hầu hết chỉ du lịch một mùa, vốn đã thâm căn cố đế trong suy nghĩ của nhiều người trước đây.
Chỉ riêng tại Quảng Ninh, sự đầu tư hạ tầng bài bản của Sun Group đã kích hoạt nền kinh tế địa phương theo hướng chuyển dịch mạnh về du lịch – dịch vụ.
Từ chỗ chỉ có vài ba sản phẩm du lịch nghèo nàn, dựa vào thiên nhiên, đến nay, trung tâm Bãi Cháy đã lột xác với những quần thể du lịch hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng của du khách.
Đó là khu du lịch Sun World Halong Complex đẳng cấp với tuyến cáp treo Nữ Hoàng có trụ cáp cao nhất thế giới, khu phố thương mại đa châu lục Sun Plaza Grand World, ngay bên cạnh là quảng trường biển Sun Carnival sôi động và Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long…
Du khách tới Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung đã có thời gian lưu trú dài hơn (tăng từ 2,16 ngày trong năm 2017 lên 2,74 ngày trong năm 2019 và dự kiến là 2,8 ngày trong năm nay, theo thống kê của Sở Du lịch), đồng thời chi tiêu của du khách cũng tăng lên, từ đó lan tỏa sức hút đến các sản phẩm bất động sản du lịch cùng nằm trong hệ sinh thái đó.
Chẳng thế mà quần thể biệt thự Sun Grand City Feria vừa ra mắt tháng 5 đã ngay lập tức “cháy hàng” trong khi khu nghỉ dưỡng 5 sao Sun Premier Village Ha Long Bay thì luôn trong tình cảnh công suất thuê chạm đỉnh.
Đây là minh chứng rõ nét cho việc đầu tư hạ tầng giao thông, du lịch bài bản sẽ “kích hoạt” bất động sản thăng hoa.
Các nước láng giềng từ lâu cũng đã thành công với mô hình quần thể nghỉ dưỡng - vui chơi - giải trí đa năng, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách và trở thành "cỗ máy hốt bạc" như tổ hợp Sentosa, Garden by the Bay (Singapore), Pattaya (Thái Lan), đặc biệt là Genting (Malaysia) được coi như "Las Vegas của châu Á" mỗi năm thu về cả tỷ USD.
Các chuyên gia cho rằng, nếu Việt Nam có thêm nhiều tổ hợp du lịch khép kín đẳng cấp quốc tế như vậy thì mỗi năm doanh thu của ngành du lịch có thể tăng thêm ít nhất gần 3,2 tỷ USD - ngang bằng Thái Lan hiện nay.
Bất động sản du lịch hưởng lợi
Phú Quốc là thiên đường du lịch tại phía Nam, nơi đang dần hình thành hệ sinh thái du lịch “all in one” hay “all-inclusive” (tổ hợp nghỉ dưỡng trọn gói) như Hạ Long ở phía Bắc, nhờ bàn tay kiến tạo của Sun Group. Nơi đây được ví như mỏ vàng du lịch đang được khai thác đúng cách, đồng thời, mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản tại đây.
Dù chọn nghỉ ở đâu, du khách cũng có thể dễ dàng di chuyển tới nhà ga cáp treo An Thới để khám phá khu du lịch Sun World Hon Thom Nature Park, nơi có công viên nước hiện đại hàng đầu Đông Nam Á hoặc tới đây là chọn lựa “check in” tại Sun Grand City New An Thoi, khu đô thị biển đầu tiên tại Việt Nam để cảm nhận nhịp sống của người dân bản địa…
Cũng tại hệ sinh thái Nam đảo, một “thị trấn Amalfi thu nhỏ” mang hơi thở kiến trúc Địa Trung Hải - Sun Premier Village Primavera sắp xuất hiện ngay chân nhà ga cáp treo, lấp đầy trải nghiệm cho du khách.
Nói cách khác, với một quần thể du lịch hoàn chỉnh như vậy, Phú Quốc sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực, khởi đầu tương lai thịnh vượng cho nhà đầu tư khi đón đầu nắm bắt các sản phẩm bất động sản du lịch nơi đây.