"Vào đầu tháng 9 vừa qua, theo quy định đuợc thỏa thuận bởi 27 nước, đòi hỏi các ngân hàng sở hữu nguồn vốn có chất luợng cao hơn để đối phó với các cuộc suy thoái kinh tế và các cú sốc trong hệ thống tài chính. Theo thỏa thuận này, quy định mới được áp dụng dần dần theo từng giai đoạn và sẽ có hiệu lực toàn diện vào năm 2019".
Geithner cho rằng, các ngân hàng có thể dùng lợi nhuận trong tương lai để tăng vốn, nhằm hỗ trợ cho kinh tế Mỹ phục hồi trong giai đoạn hiện tại. Ông cũng cho rằng, tiêu chuẩn vốn mới giúp hệ thống tài chính ổn định và tránh việc lặp lại cơn khủng hoảng tài chính 2007 - 2009 vừa qua.
Lãnh đạo nhóm 20 nước phát triển và các nước mới nổi sẽ họp ở Seoul (Hàn Quốc) vào tháng 11 này để ký thỏa thuận về Basel III, sau đó để các nước tự thực hiện thỏa ước.
Các quy định của Basel III buộc các ngân hàng sở hữu 7% nguồn vốn chất lượng cao trên tổng tài sản mang tính rủi ro, gấp hơn 3 lần hiện nay. Các ngân hàng có thời gian đến năm 2015 để đạt yêu cầu vốn tối thiểu cấp 1, có nghĩa là vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại chiếm tối thiểu 4,5% giá trị tài sản và "vùng vốn đệm" (dự trữ) tăng thêm 2,5% phải đạt được vào năm 2019. Các bên thương lượng
Trở lại Thông tư 13 của Việt
Nuớc Mỹ với hơn 8.000 ngân hàng và giàu có nhất thế giới mà họ còn khuyến khích các ngân hàng dành vốn để cho vay thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trở lại. Ngay cả khi lãi suất cơ bản đã thấp kỷ lục (0 - 0,25% ), họ còn cho phép các ngân hàng từ 5 đến 9 năm nữa mới hoàn tất quá trình tăng vốn. Trong khi đó, tại Việt Nam, khi lãi suất cơ bản đang là 8%, các DN phải vay vốn từ mức 12% trở lên, cơ quan quản lý lại đòi các ngân hàng nhỏ bé thực hiện ngay việc tăng vốn và quy định tỷ lệ rủi ro rất cao đối với một số khoản vay. Làm như vậy chẳng khác nào bóp chết đà tăng trưởng và siết chặt nguồn vốn dành cho đầu tư trong mọi lĩnh vực, chứ không chỉ là bất động sản hay chứng khoán.