Sự vào cuộc toàn diện trên mặt trận Bảo hiểm xã hội

(ĐTCK) Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT) là hai trụ cột của hệ thống an sinh xã hội. Đây là hai chính sách lớn có tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống.
Sự vào cuộc toàn diện trên mặt trận Bảo hiểm xã hội

Chính vì vậy, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, hoạch định những chính sách về BHXH, BHYT cho mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn để phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình phát triển của đất nước; coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển đất nước bền vững, ổn định chính trị - xã hội.

Chính nhờ sự chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương nên ngành bảo hiểm đã có những lợi thế nhất định. Và năm 2017 là dấu mốc thứ 5 triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo BHXH, BHYT, giai đoạn 2012 - 2020”.

Bên cạnh đó, Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020 (theo Quyết định số 538/QĐ-TTg); Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT; Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/06/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 - 2020 và các chủ trương, chính sách khác về BHXH, BHYT tới các cấp, các ngành tại mỗi địa phương, đơn vị nhằm tăng cường cam kết chính trị và trách nhiệm để thực hiện lộ trình BHYT toàn dân và BHXH cho mọi người lao động.

Coi đây là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt là việc triển khai thực hiện Luật BHXH (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế. Đáng chú ý, lần đầu tiên Bộ luật Hình sự 2015 đưa vào tội danh của điều 214, 215, 216 liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực BHXH.

Đòi hỏi BHXH Việt Nam và toàn bộ hệ thống chính trị phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nỗ lực để thực hiện tốt các chính sách về BHXH, BHYT, BHTN.

Đáp lại, thực tế nhiều địa phương đã có sự vận dụng sáng tạo các nội dung, hình thức và phương pháp phối hợp phù hợp với điều kiện đặc thù và tình hình thực tế. Một số địa phương còn triển khai sâu rộng đến cấp cơ sở tạo được sự đồng bộ, nề nếp và hiệu quả.

Đáng chú ý là việc triển khai quy chế phối hợp giữa BHXH Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát về phối hợp phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm. Đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ chiến sỹ trong lực lượng Cảnh sát Nhân dân và lực lượng Cảnh sát kinh tế nói riêng về công tác phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm và bước đầu xác định lĩnh vực bảo hiểm là lĩnh vực trọng điểm, cần quan tâm tập trung đấu tranh.

Trên cơ sở đó, đã triển khai các mặt công tác nghiệp vụ, tập trung đấu tranh làm rõ, xử lý nhiều vụ việc liên quan đến lĩnh vực này.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm tốt, vẫn còn những hạn chế như: Việc quán triệt quy chế ở một số cấp cơ sở chưa kịp thời, chưa đầy đủ nên hiệu quả, công tác phối hợp còn thấp.

Việc trao đổi thông tin giữa hai bên chưa thường xuyên, mới dừng ở các vụ việc khi có tin báo tố giác, do đó hiệu quả công tác phối hợp chưa cao. Công tác phát hiện, điều tra xử lý các vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực này còn thấp....

Kim Đức

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục