Mỗi năm có 94.000 người chết vì ung thư
Theo Hội Ung thư Việt Nam, ước tính mỗi năm nước ta phải đối mặt với 126.000 ca bệnh nhân ung thư mới và con số tử vong lên đến 94.000 ca. Việc chẩn đoán chậm trễ dẫn đến tỷ lệ tử vong cao, chỉ có 24% người bệnh được chẩn đoán sớm ở giai đoạn 1 và 2.
Đáng chú ý, xu hướng mắc bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới.
Theo tổng hợp của Bộ Y tế, mỗi năm, toàn thế giới có khoảng 14,1 triệu ca bệnh nhân ung thư mắc mới, trong số đó có 8,2 triệu trường hợp tử vong. Dự báo, năm 2020, Việt Nam có khoảng 189.000 trường hợp mắc mới và số người chết do ung thư là 82.000 người. Hiện tại, Việt Nam là một trong những quốc gia có số người tử vong do ung thư lớn nhất thế giới.
Các chuyên gia khuyến cáo, số lượng người cao tuổi và gánh nặng của bệnh ung thư tăng cao trong khu vực châu Á nói riêng, toàn thế giới nói chung có khả năng khiến ung thư trở thành một nạn dịch trên toàn cầu, gây ra mối lo chung và đang được các nước chung tay góp sức đẩy lùi căn bệnh quái ác này.
Thiếu giải pháp tài chính hữu hiệu để điều trị ung thư
Theo các chuyên gia, nếu chỉ tập trung chăm lo cho sức khỏe thì vẫn chưa đủ. Trong điều kiện chưa có nhiều chính sách tài chính hỗ trợ từ phía Nhà nước, mỗi người dân cần chủ động lên kế hoạch tài chính hợp lý, để phòng trách rủi ro về bệnh tật, nhất là căn bệnh ung thư.
Thực tế cho thấy, hàng trăm ngàn bệnh nhân ung thư của Việt Nam kéo theo hàng trăm ngàn gia đình phải gánh chịu những hệ lụy nặng nề về tài chính. Đa số bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị rất khó khăn, tốn kém, tỷ lệ tử vong cao. Nhiều gia đình phải đối mặt với tình trạng thâm hụt tài chính nặng nề và một kết cục khá phổ biến đó là do không chịu được gánh nặng chi phí, người bệnh ung thư đành bỏ dở đợt chữa trị, nhất là đối với những trường hợp thụ động, đến khi bệnh tật mới lo tìm các nguồn tài chính như bán tài sản, vay mượn người thân
Do đó, chủ động xây dựng một kế hoạch tài chính hợp lý sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người bệnh và gia đình. Trong đó, sản phẩm bảo hiểm ung thư được nhận định sẽ là “cứu cánh”, một nguồn tài chính hữu hiệu để phòng tránh “ung thư tài chính”.
Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dành cho bệnh hiểm nghèo, nan y tại Việt Nam không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, hầu hết các giải pháp bảo hiểm về bệnh hiểm nghèo hiện có trên thị trường chỉ chi trả quyền lợi khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Có sản phẩm bảo hiểm giai đoạn đầu, nhưng chỉ là sản phẩm mang tính lồng ghép, không “đặc trị” ung thư, quyền lợi chi trả còn khiêm tốn, chỉ giúp trang trải phần nào khoản tài chính khổng lồ phải bỏ ra cho việc điều trị. Nhìn chung, tại thị trường Việt Nam những năm qua, chưa có một sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt nào dành cho bệnh ung thư.
Thấu hiểu nỗi lo và nhu cầu được bảo vệ của người dân, Bảo hiểm Bảo Việt, trong vai trò là nhà bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu thị trường ở mảng bảo hiểm chăm sóc sức khỏe con người tại Việt Nam, vừa hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm ung thư chuyên biệt. Giải pháp tài chính bảo vệ tối ưu và toàn diện cho căn bệnh ung thư này không chỉ bảo hiểm bệnh hiểm nghèo từ giai đoạn đầu mà còn hỗ trợ chi phí chữa bệnh cao với quyền lợi chi trả lên tới hàng tỷ đồng, giúp hỗ trợ tài chính kịp thời và toàn diện cho người mua bảo hiểm trong trường hợp phát hiện mắc bệnh ung thư. Dự kiến, sản phẩm sẽ chính thức ra mắt vào đầu tháng 8 tới.
Tại Việt Nam, Chương trình phòng chống ung thư quốc gia khẩn cấp đã kêu gọi mọi người tăng cường tầm soát sớm, khám sức khỏe định kỳ, Nhà nước có chính sách hỗ trợ điều trị, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân ung thư. Ung thư cũng được Chính phủ và Bộ Y tế nhận định là vấn đề sức khỏe ưu tiên trong Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư và các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành ngày 20/3/2015.