Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 năm 2018 do Chính phủ và Ban Kinh tếTrung ương đồng chủ trì có chủ đề Tầm nhìn và chiến lược đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra tại Hà Nội.
Ông David Aikman, Trưởng đại diện Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Trung Quốc, thành viên Ban điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới đã nhìn thấy vai trò tích cực của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
“Việt Nam có vị trí khá tốt về năng lực cạnh tranh quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có thể phát huy tiếp tục. Có lợi thế dân số trẻ, có nhu cầu sử dụng công nghệ cao... Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệpcó cách thức kinh doanh mới, ứng dụng công nghệ phát triển...”, ông David Aikman phân tích.
Đây là các nền tảng theo ông David sẽ hỗ trợ mức độ sẵn sàng với tương lai của nền sản xuất.
Tuy nhiên, Việt Nam mới đang được xếp hạng ở giai đoạn sơ khai về tiêu chí động lực của tương lai sản xuất, dù cao hơn Indonesia, Campuchia, nhưng lại đi sai Thái Lan, Ấn Độ, Phiippines...
“Tới đây, năng lực cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào kỹ năng hơn là chi phí nên các chính sách cần có sự linh hoạt, đảm bảo tiếp cận các mục tiêu một cách linh hoạt”, ông David Aikman chia sẻ quan điểm.
Với góc nhìn này, ngay cả lợi thế vốn có của Việt Nam về số dân dùng internet thuốc top 10 thế giới cũng có những điểm yếu cần giải tỏa.
“Thách thức lớn của Việt Nam trong vấn đề này là tốc độ truy cập, băng thông rộng, các hạ tầng về điện, kết nối... Nghĩa là sự thay đổi cần phải đồng bộ, chứ không thể chỉ mạnh 1-2 ngành là có thể an tâm”, ông David Aikman nói.
Đây là lý do ông David cho rằng, Việt Nm cần tăng cường hỗ trợ ứng dụng cho hoạt động công nghệ trong các ngành có tính kết nối, như điện lực, giao thông... và đặc biệt là hệ thống giáo dục, đào tạo nghề...
“Nguồn nhân lực sẽ giúp Việt Nam trên con đường chuyển dịch tới”, ông David Aikman khẳng định.
Đây cũng là đề xuất chính sách mà ông Alistair Nolan, chuyên gia kinh tế cao cấp của OECD khi phát biểu tại phiên thảo luận đầu tiên tại Diễn đàn.
“Học sinh Việt Nam có những thành tích tốt trong các cuộc thi toán, như PISA, nhưng kỹ năng lao động lại có vấn đề. Hệ thống giáo dục phải nắm bắt và đáp ứng được hiệu quả những diễn biến của thị trường lao động mới. Ví dụ chương trình đào tạo cũng phải linh hoạt, thay đổi phù hợp với yêu cầu mới, cũng như kết nối được các cơ sơ sản xuất theo xu hướng mới”, ông Nolan khuyến nghị.
Cùng với đề xuất tăng cường phát triển kỹ năng phù hợp, ông Nolan cũng gửi tới Chính phủ Việt Nam các chính sách ưu tiên trong phổ biến công nghệ và xây dựng hệ sinh thái số tốt nhất có thể.
“Việt Nam chưa hiện diện trong đồ thị về ứng dụng điện toán đám mây, trong khi điện toán đám mây sẽ tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp dù to hay nhỏ. Tốc độ phổ biến công nghệ tại Việt Nam cần nhanh hơn, với chính sách thuận lợi hơn”, ông Nolan gửi kiến nghị.
Ông cũng đề nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
“Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp công nghệ ra đời, thúc đẩy khởi sự doanh nghiệ pnhưng còn việc tận dụng công nghệ thì không đơn giản với các doanh nghiệp hiện hữu, khi họ đang sở hữu những công nghệ hiện có, không thể thay đổi ngay. Nên Chính phủ cần nghiên cứu và cung cấp công cụ để hỗ trợ quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa”, ông Nolan nói.