Bán lẻ đã thay đổi và cạnh tranh khốc liệt hơn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong khuôn khổ Diễn đàn xuất khẩu Việt Nam năm 2023, chia sẻ tại cuộc họp kết nối, đại diện Tập đoàn Central Retail cho biết, mặt bằng chung của nhà kinh doanh bán lẻ đã thay đổi nhiều vì sau dịch nhu cầu tiêu dùng đã thay đổi.
Đại diện Tập đoàn bán lẻ Central Retail chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam tại buổi kết nối doanh nghiệp Đại diện Tập đoàn bán lẻ Central Retail chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam tại buổi kết nối doanh nghiệp

Ngoài ra, cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn giữa các nhà bán lẻ. Chính vì thế, các nhà cung cấp cũng cần nhanh chóng thay đổi và thích ứng với các điều kiện mới, các nhà cung cấp hàng hóa sản phẩm nên trực tiếp đến thăm cửa hàng của các nhà bán lẻ để xem cách trưng bày bố trí quầy kệ, nhu cầu sản phẩm… để có chiến lược kinh doanh phù hợp với nhà bán lẻ.

Theo đại diện tập đoàn này, tất cả các nhà cung cấp phải hiểu được chiến lược kinh doanh của nhà bán lẻ để đưa ra hàng hóa và chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Hiện nay, có một xu hướng các nhà bán lẻ ngoài việc mua hàng của nhà cung cấp, họ còn phát triển các nhãn hàng riêng, nên nhà xuất khẩu cung cấp hàng hóa có hứng thú còn có thể tìm được sự hợp tác trong việc sản xuất các mặt hàng cho nhà bán lẻ. Có hội kinh doanh trong phân khúc sản xuất các mặt hàng mang thương hiệu riêng của nhà bán lẻ.

"Chiến lược của Central Retail là sẽ phục vụ từng nhóm khách, thay vì đi đến từng nhà cung cấp hỏi giá. Central Retail luôn làm việc trực tiếp với các nhà xuất khẩu, nhà cung ứng, các hộ kinh doanh, nếu qua trung gian, Central Retail cũng mở rất rõ các chi phí. Chiến lược của Tập đoàn là luôn làm việc chặt chẽ với nhà cung ứng, sẵn sàng lắng nghe và luôn mở cửa cho các nhà cung ứng.

Theo ông Paul Le, Phó chủ tịch phụ trách xúc tiến thương mại Central Retail Việt Nam, nhà cung ứng sản xuất mua đưa hàng vào siêu thị phải tìm hiểu trước sản phẩm của mình phù hợp với phân khúc nào, chuỗi siêu thị nào và phân khúc khách hàng nào. Nhà sản xuất phải tự tìm hiểu điều này trước khi quyết định kết nối với nhà bán lẻ nào để đưa hàng lên kệ.

Việc tìm hiểu đối tác trước để xem hàng hóa có phù hợp thì việc hợp tác rất nhanh chóng, điều quan trọng nữa, nếu muốn hàng hóa đi xa, muốn đi ra nước ngoài thì cũng phải giỏi tiếng Anh, tên thương hiệu hàng hóa phải dễ lan tỏa…

Đối với câu hỏi của một số doanh nghiệp cung ứng về việc Central có nhu cầu lớn nào với sản phẩm nông nghiệp vào thị trường nội địa không, ông Paul Le cho biết, Central Retail có nhập vải và nhãn của Việt Nam. Đó là những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và có vị vùng miền khác biệt nên vẫn có thể nhập vào hệ thống bán lẻ. Đó cũng chính là cơ hội cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Ông Paul Le cho biết thêm, Central Retail đã từng phân phối rất thành công sản phẩm nước mắm Việt Nam vì có mùi vị đặc biệt và thương hiệu có chỉ dẫn địa lý riêng biệt.

“Quan trọng mình phải biết chất lượng sản phẩm của mình và xem phân khúc giá cả ở đâu, thị trường nào cần sản phẩm nào. Chúng tôi sẽ chọn những sản phẩm có điểm mạnh của doanh nghiệp sở tại để phân phối và làm nó tốt hơn nữa”, ông Paul Le nhấn mạnh.

N.Lan

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục