Ban Kinh tế Trung ương bàn về nhân lực ngành công nghiệp vật liệu

0:00 / 0:00
0:00
Sáng 10/4, Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” diễn ra tại TP.HCM.
Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

Đây là hội thảo khoa học quốc tế do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, công nghiệp vật liệu là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò cung cấp đầu vào cho tất cả các lĩnh vực sản xuất cũng như tiêu dùng của xã hội.

Trong những năm qua, công nghiệp vật liệu đã đạt những kết quả quan trọng, từng bước đáp ứng nhu cầu trong nước và vươn ra thị trường thế giới, góp phần tích cực vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng, địa phương và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, cũng không phủ nhận một thực tế là ngành công nghiệp vật liệu của nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, mong muốn và yêu cầu đặt ra.

"Nguyên vật liệu trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất quan trọng, dẫn đến phụ thuộc nguyên vật liệu nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến năng lực tự chủ, tự cường của nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghiệp vật liệu còn thiếu và yếu", ông Trần Tuấn Anh nói.

Nghiên cứu đánh giá, đào tạo nguồn nhân lực chưa gắn kết chặt chẽ với phát triển khoa học và công nghệ..Cơ chế, chính sách cho phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp vật liệu nói riêng còn nhiều bất cập.

"Chính vì vậy Hội thảo hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho chúng ta có chung nhận thức về định hướng và giải pháp cho đính hướng đó cho phát triển công nghiệp vật liệu gắn với phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp vật liệu", ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Cụ thể, ông Trần Tuấn Anh cho rằng, cần có chiến lược và các cơ chế, chính sách đột phá để phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu trong thời gian tới, khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo chủ trương của Đảng đã đề ra tại Đại hội lần thứ XIII, ngành công nghiệp vật liệu đang được xác định phải đi trước một bước, tạo hiệu ứng lan tỏa, tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất khác.

Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, công nghệ vật liệu mới được xác định là một trong bốn công nghệ cao được ưu tiên. Từ năm 2001, luôn có 1 chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển vật liệu mới.

Bên cạnh đó, các nội dung nghiên cứu, ứng dụng vật liệu cũng đã được ưu tiên lồng ghép trong các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia khác. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tăng cường tiềm lực, đặc biệt góp phần đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ nghiên cứu, qua đó làm chủ được các công nghệ mới, tiên tiến của thế giới.

"Có thể khẳng định việc làm chủ công nghệ sản xuất vật liệu là một trong các nền tảng cơ bản để làm chủ sản xuất công nghiệp. Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều tập trung nguồn lực, đặc biệt phát triển nguồn nhân lực để nghiên cứu phát triển các vật liệu có giá trị chiến lược nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất, đảm bảo an ninh và quốc phòng", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt chia sẻ quan điểm.

Được biết, các ý kiến tại Hội thảo sẽ được Ban Kinh tế Trung ương tổng hợp, chắt lọc, phục vụ xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, trình Hội nghị Trung ương 6 vào năm 2022.

Pv
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục