An Quý Hưng và công ty con thất bại phát hành 5.300 tỷ đồng trái phiếu đảm bảo bằng cổ phiếu của Vinaconex

(ĐTCK) Công ty TNHH An Quý Hưng cùng công ty con là Công ty TNHH An Quý Hưng Land đã không phát hành được 1 trái phiếu nào trong đợt chào bán vừa qua. Báo cáo của 2 công ty hiện đang đang sở hữu đa số cổ phiếu Vinaconex hiện nay.
An Quý Hưng và công ty con thất bại phát hành 5.300 tỷ đồng trái phiếu đảm bảo bằng cổ phiếu của Vinaconex

Cụ thể, An Quý Hưng chào bán 2.600 tỷ đồng trái phiếu, An Quý Hưng Land chào 2.700 tỷ đồng, với kỳ hạn 3 năm và mức lãi suất lên tới 12%/năm cho kỳ tính lãi đầu tiên, kỳ điều chỉnh lãi 06 tháng/lần.

Đây là mức lãi suất được coi là hấp dẫn không nhiều doanh nghiệp chấp nhận mức lãi suất trên 10%/năm, như vừa đã công bố thời gian vừa qua tại HQC, CII, REE, VIC…

Một điều đáng chú ý khác đó là tài sản được đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu là tổng cộng gần 255 triệu cổ phiếu VCG, tương đương toàn bộ gần 58% cổ phần Vinaconex mà An Quý Hưng sở hữu sau thương vụ đấu giá đình đám vào tháng 11 năm ngoái. Đây là số cổ phiếu có giá trị khá lớn, với mức giá dao dộng ổn định ở khoảng 27.000 đồng/CP trong 3 tháng vừa qua. Nếu tạm tính với mức giá VCG đóng cửa phiên 9/5 là 26.800 đồng/CP, tài sản đảm bảo cho lượng trái phiếu phát hành lên tới 6.800 tỷ đồng, vượt xa số tiền cần huy động.

Trái phiếu có lãi hấp dẫn và tài sản đảm bảo tốt, vì vậy, việc An Quý Hưng và An Quý Hưng Land thất bại trong việc tìm được người mua là thông tin đáng được chú ý vào lúc này.

Thực tế, tên tuổi của An Quý Hưng mới được chú ý vào cuối năm ngoái, khi tháng 11/2018, An Quý Hưng là một trong hai nhà đầu tư chiến thắng trong cuộc đấu giá khủng cổ phiếu VCG của Vinaconex. An Quý Hưng là nhà đầu tư trả giá cao nhất 28.900 đồng/CP đã trúng lô cổ phiếu trọn gói 254,9 triệu cổ phiếu VCG của SCIC, tương ứng tổng giá trị gần 7.400 tỷ đồng. Sau cuộc đấu giá thì An Quý Hưng trở thành nhà đầu tư sở hữu đa số tại Vinaconex.

Vấn đề ở chỗ, kể từ thời điểm đó đến nay, đã liên tiếp phát sinh các khúc mắc trong câu chuyện quản trị tại Vinaconex.

Cụ thể, vào ngày 11/1/2019, Vinaconex đã tổ chức ĐHCĐ bất thường sau khi có thay đổi trong cơ cấu cổ đông. Trong đó, một trong những thay đổi lớn nhất là đại hội đã bầu ông Đào Ngọc Thanh - người từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Hưng - chủ đầu tư dự án Khu đô thị (Ecopark) vào vị trí Chủ tịch HĐQT Vinaconex.

Sau đại hội này, hai cổ đông lớn là Công ty Bất động sản Cường Vũ và Công ty Đầu tư Star Invest đã đơn yêu cầu đề nghị Tòa án hủy Nghị quyết ĐHCĐ.

Tuy vậy, chỉ sau đó hơn 2 tháng, Tòa án nhân dân Quận Đống Đa ngày 27/3/2019 đã có Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là tạm dừng thực hiện Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường năm 2019, bao gồm việc bầu cử thành viên Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát của Công ty.

Sau đó, Vinaconex có đơn khiếu nại nhưng không được Tòa án không chấp nhận.

Đến cuối tháng 4/2019 vừa qua, căn cứ xác minh của Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) về việc hai cổ đông lớn Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ (nắm 21,3% vốn) và Đầu tư Star Invest (nắm 7,57% vốn) chưa đủ thời gian liên tục 6 tháng nắm cổ phần để có quyền khởi kiện, TAND quận Đống Đa mới có Quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu hủy Nghị quyết của ĐHĐCĐ đã thụ lý trước đó. Điều này đồng nghĩa với HĐQT và Ban kiểm soát của Vinaconex đã được hoạt động trở lại từ ngày 25/4.

Tuy nhiên, hiện Công ty vẫn chưa chốt ngày họp ĐHĐCĐ thường niên 2019 và tài liệu họp do ảnh hưởng từ các quyết định của Tòa án.

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục