Không nổi tiếng bằng phở Hà Nội, nhưng phở Sài Gòn vẫn giữ được sức hấp dẫn của món ăn đặc trưng đất Việt. Với du khách nước ngoài, có lẽ phở là món ăn không thể không thưởng thức khi du lịch Việt Nam.
Du khách nên ghé một tiệm cà phê, quán cóc hoặc xe cà phê di động để thưởng thức ly cà phê sữa đá hay đen đá.
Những người chưa quen với loại cà phê đậm đặc của Sài Gòn thường chọn bạc xỉu, loại đồ uống nhiều sữa, ít cà phê nhưng rất nhiều người ghiền.
"Nhậu" gần như là hoạt động thường ngày và đặc trưng tại Sài Gòn, đồng nghĩa với sự xuất hiện khắp nơi của những quán bia.
Chỉ với nồi lẩu hoặc dăm ba món ăn đơn giản, người Sài Gòn có thể ngồi cả ngày cạnh nhau để hàn huyên, tâm sự và tận hưởng cuộc sống. Du khách sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình, hết mình và năng động của người Sài Gòn bên những cốc bia.
Du khách có thể vừa cầm cốc cà phê nhâm nhi, vừa đi một vòng tham quan các công trình kiến trúc đặc trưng, nổi tiếng, như mua sắm tại chợ Bến Thành, tìm hiểu lịch sử tại dinh Độc Lập, bến Nhà Rồng, xem biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Thành phố, cầu nguyện tại nhà thờ Đức Bà rồi ghé Bưu điện Thành phố mua tấm bưu thiếp có phong cảnh Việt Nam làm kỷ niệm.
Tất cả địa điểm tham quan gắn liền với lịch sử và sự phát triển của thành phố đều ở trung tâm nên việc di chuyển rất tiện lợi.
Bộ tranh cũng tái hiện lối sống trẻ trung của người Sài Gòn qua các hoạt động quanh nhà thờ Đức Bà như những cặp đôi chụp ảnh cưới, các nhóm bạn trẻ cầm đàn hát ca, chụp ảnh và thưởng thức quà chiều.
Bức ảnh chibi nhiều màu sắc phản ánh một "đặc sản" ở TP.HCM: kẹt xe vào giờ tan tầm. Vì vậy du khách nên hạn chế ra đường vào khung giờ này, hoặc luôn mang theo khẩu trang để tránh tiếp xúc với khói bụi.
Cơm tấm sườn bì, trứng ốp la, chả trứng, mắm chưng hay lạp xưởng là những món người Sài Gòn ưa chuộng trong cả bữa sáng và bữa tối. Với chút dưa muối, đồ chua, dưa leo, đĩa cơm sườn nóng hổi từ lâu đã trở thành nét đặc trưng của Sài thành.
Hủ tiếu gõ trước đây thường bán vào buổi tối với tiếng leng keng đặc trưng. Giờ đây âm thanh quen thuộc đó không còn nữa nhưng những xe hủ tiếu nóng hổi vẫn hoạt động, người Sài Gòn vẫn quen gọi đó là hủ tiếu gõ.
Tô hủ tiếu thơm lừng, cho thêm chút sa tế cay nóng, thưởng thức khi trời mưa là một lựa chọn thú vị đúng phong cách Sài Gòn.
Chợ nổi miền Tây cũng được đưa vào bộ tranh để quảng bá cho du lịch miền Nam. Những phiên chợ tấp nập kẻ mua người bán có một không hai sẽ để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách.
Áo dài, quốc phục của Việt Nam, mang nét duyên dáng và đáng yêu qua bộ tranh. Ngoài ẩm thực, trang phục cũng góp phần quan trọng tạo dấu ấn riêng cho Việt Nam và là hình ảnh đẹp để quảng bá du lịch với bạn bè quốc tế.