Ai mua TPCP nhiều nhất năm 2012?

(ĐTCK) Năm 2012, lượng tiền tất cả các thành viên đổ vào đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) trên thị trường sơ cấp cao gấp 1,5 lần tổng lượng tiền của 3 năm 2009 - 2011 gộp lại.
Ai mua TPCP nhiều nhất năm 2012?

7 ngân hàng chiếm 2/3 thị trường

Sở GDCK Hà Nội (HNX) vừa tổng kết thị trường TPCP năm 2012. Theo đó, trong danh sách 10 tổ chức đấu thầu TPCP nhiều nhất năm 2012, Vietinbank đứng đầu với hơn 20.000 tỷ đồng, cao gấp 3 lần tổng lượng tiền mà ngân hàng này đã đầu tư trong 3 năm 2009 - 2011.

Xếp sau Vietinbank lần lượt là BIDV, Agribank, MBBank, Vietcombank, Maritimebank và Techcombank. Trừ Techcombank chi hơn 6.000 tỷ đồng, các ngân hàng còn lại đều chi từ 12.000 - 17.000 tỷ đồng để mua TPCP trên thị trường sơ cấp. Đây cũng là nhóm 7 ngân hàng đấu thầu TPCP nhiều nhất trong giai đoạn 2009 - 2012.

Ai mua TPCP nhiều nhất năm 2012? ảnh 1

Đặc biệt, năm 2012 chứng kiến sự gia tăng thị phần mạnh mẽ trên thị trường TPCP sơ cấp của nhóm 7 ngân hàng này. Nhóm 7 ngân hàng này chiếm lĩnh 60% thị trường TPCP sơ cấp, cao gấp đôi tổng thị phần giai đoạn 2009 - 2011; 40% thị phần còn lại thuộc về 29 thành viên khác.

VPBank, HSBC Việt Nam cũng nằm trong Top 10 tổ chức đấu thầu TPCP năm 2012, trong khi ACB và SeABank rơi khỏi nhóm này. Đặc biệt, có sự xuất hiện của CTCP Chứng khoán Đại dương (OCS) trong danh sách khi công ty này mua 5.500 tỷ đồng giá trị TPCP trong năm qua, trong khi tổng tài sản của Công ty tính đến cuối quý IV/2012 chỉ đạt hơn 997 tỷ đồng. Nhiều người phán đoán, có thể OCS đã đứng ra đấu thầu trái phiếu cho Ngân hàng OceanBank (OCS và OceanBank cùng thuộc Tập đoàn OceanGroup), hoặc kết hợp với đấu thầu cho các khách hàng của Công ty.

 

Tỷ trọng đầu tư TPCP tăng 10 lần

Trong khi tổng tài sản các ngân hàng không tăng nhiều, việc dồn tiền vào đầu tư TPCP đã khiến tỷ trọng đầu tư trái phiếu của từng ngân hàng trong nhóm 7 ngân hàng nói trên tăng đột biến trong năm 2012. Nếu như trong giai đoạn 2009 - 2011, các ngân hàng chỉ dành 0,4 - 1,5% tổng tài sản để đầu tư TPCP trên thị trường sơ cấp, thì đến năm 2012, tỷ lệ này đã tăng lên 2,84 - 4,5%. Cá biệt, MBBank và Maritimebank dành hơn 10% tổng tài sản để đấu thầu TPCP trên thị trường sơ cấp.

 

Ai mua TPCP nhiều nhất năm 2012? ảnh 2

Ai mua TPCP nhiều nhất năm 2012? ảnh 3

*Ghi chú: Tổng tài sản của Vietinbank, BIDV, Agribank, MBBank, Vietcombank tính đến thời điểm cuối quý III/2012, Techcombank tính đến cuối quý II/2012, Maritimebank ước tính dựa trên tốc độ tăng trưởng 3 năm trước. Nguồn: HNX.

 

Giao dịch thứ cấp, sôi động khối CTCK

Maritimebank là ngân hàng giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp nhiều nhất, với tổng giá trị giao dịch trên 42.000 tỷ đồng. Ngoại trừ Maritimebank và Vietcombank, các ngân hàng lớn khác không tham gia giao dịch thứ cấp nhiều so với lượng tiền đã đấu thầu trên thị trường TPCP sơ cấp; Vietinbank và Agribank thậm chí không có mặt trong Top 10 giá trị giao dịch. Trong khi đó, khối CTCK sôi động hơn khi góp mặt một nửa trong danh sách này gồm: VCBS, BVS, BSC và SSI, với giá trị giao dịch từ 7.000 - 22.000 tỷ đồng mỗi công ty. Tổng cộng, thị trường thứ cấp có 53 thành viên gồm 28 CTCK và 25 NHTM, tham gia giao dịch 212.000 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2012, có 448 mã TPCP được niêm yết.

Tỷ trọng giao dịch của NĐT nước ngoài năm 2012 giảm đáng kể, chỉ còn 23,46% từ mức 30,56% của năm 2011. Tỷ trọng này năm 2010 là 17,83% và năm 2009 là 28,72%.

Bảng 1: Top 10 tổ chức đầu thầu TPCP năm 2012 (Nguồn: HNX)

 

TT

Tên thành viên

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Tỷ trọng

1

NH TMCP Công Thương Việt Nam

20.100

12,0%

2

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

16.800

10,1%

3

NH TMCP Quân đội

14.900

8,9%

4

Công ty TNHH MTV Ngân hàng Nông nghiệp

15.200

9,1%

5

NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

14.300

8,5%

6

NH TMCP Hàng hải Việt Nam

12.400

7,4%

7

NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam

6.200

3,7%

8

NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

5.500

3,3%

9

NH TNHH MTV HSBC Việt Nam

5.500

3,3%

10

CTCP Chứng khoán Đại Dương

5.500

3,3%

 

Các tổ chức khác

51.100

30,5%

 

Tổng giá trị

167.589.000

 

 

Bảng 2: Top 10 tổ chức đấu thầu TPCP giai đoạn 2009 - 2012 (Nguồn: HNX)

 

TT

Tên thành viên

Giá trị giao dịch

Tỷ trọng

1

Công ty TNHH MTV Ngân hàng Nông nghiệp

33.700

12,0%

2

NH TMCP Công Thương Việt Nam

26.600

9,5%

3

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

26.600

9,5%

4

NH TMCP Hàng hải Việt Nam

20.400

7,3%

5

NH TMCP Quân đội

18.000

6,4%

6

NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

18.000

6,4%

7

NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam

12.500

4,5%

8

NH TMCP Á Châu

7.000

2,5%

9

NH TNHH MTV HSBC Việt Nam

6.100

2,2%

10

NH TMCP Đông Nam Á

5.700

2,0%

 

 

Các tổ chức khác

105.600

37,7%

 

Tổng giá trị

280.221.000

 

 

 

Bảng 3: Top 10 tổ chức giao dịch TPCP thứ cấp năm 2012 (Nguồn: HNX)

 

TT

Tên thành viên

Giá trị giao dich (tỷ đồng)

Tỷ trọng

1

NH TMCP Hàng hải Việt Nam

42.600

20,1%

2

NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

31.600

14,9%

3

Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank

22.100

10,4%

4

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

11.000

5,2%

5

CTCP Chứng khoán Bảo Việt

7.900

3,7%

6

NH TMCP Quốc tế Việt Nam

7.900

3,7%

7

NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

7.100

3,4%

8

CTCP Chứng khoán NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam

7.100

3,4%

9

CTCP Chứng khoán Sài Gòn

7.100

3,4%

10

NH TMCP Quân đội

6.300

3,0%

 

Các tổ chức khác

61.600

29%

 

Tổng

212.281.000

 

Quang Minh
Quang Minh

Tin cùng chuyên mục