Ông Nguyễn Văn Ký, Tổng giám đốc AGF cho biết, với tiến độ này, cộng thêm 42 tỷ đồng từ bán trụ sở chi nhánh TP. HCM, đem gửi ngân hàng lấy lãi khoảng 6 tỷ đồng/tháng và hàng tồn kho giá rẻ ước giá trị 25 tỷ đồng, AGF không chỉ cán đích chỉ tiêu lợi nhuận 80 tỷ đồng mà còn có thể đạt lợi nhuận trước thuế 130 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cũng theo ông Ký, nhược điểm lớn nhất ở AGF hiện vẫn là chi phí hoạt động quá cao. Từ đó dẫn tới tỷ suất sinh lời và khả năng cạnh tranh của Công ty vẫn ở mức thấp. Vì thế, năm 2011, nhiệm vụ trọng tâm của AGF là phải hạ chi phí với hai giải pháp. Một là phát triển vùng nuôi, đảm bảo chủ động 30% nhu cầu nguyên liệu. Thứ hai, tăng cường giám sát, quản lý sản xuất, từ khâu nhận hàng đến khâu chế biến, đảm bảo tận dụng tối đa nguyên liệu.
Việc CTCP Hùng Vương (HVG) chính thức nắm quyền chi phối ở AGF từ năm 2010 đã mang lại một "diện mạo" mới cho hoạt động của Công ty. Bên cạnh việc thay đổi nhân sự lãnh đạo, chính sách quản lý sản xuất, chế biến, thu mua nguyên liệu cũng được thay đổi, thay vì mua nguyên liệu giá thấp hơn thị trường, AGF đã làm ngược lại. Công ty cũng thực hiện thanh toán nhanh cho các nhà cung cấp. Kết quả, dù có lúc nguyên liệu cá khan hiếm, các nhà cung cấp vẫn không quay lưng với Công ty. Tuy nhiên, sự hỗ trợ lớn nhất của HVG chính là giải bài toán vốn cho AGF. Trước đó, vốn điều lệ của Công ty còn ít hơn khoản nợ khó đòi, thậm chí AGF không còn tiền mặt. Nhưng dưới sự bảo lãnh của HVG, Vietcombank chịu "mở hầu bao" cho AGF vay lại, ANZ cũng cho vay 5 triệu USD nên AGF có vốn để tiếp tục hoạt động.
Có tiền, thêm sự tiếp sức về vùng nguyên liệu và đầu ra thị trường, năm 2010 AGF lấy lại vị thế nhà xuất khẩu cá tra lớn thứ 4 Việt