Theo đó, cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu hiện tại sẽ được nhận thêm 3 cổ phiếu mới. Thời gian dự kiến hoàn thành trong quý IV/2020.
Trước đó, ACB dự chia cổ tức năm 2019 ở mức 30% bằng cổ phiếu và cả tiền mặt. Tuy nhiên, theo yêu cầu của NHNN, các ngân hàng không được chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nên ACB chuyển sang chia cổ tức toàn bằng cổ phiếu.
Bên cạnh đó, Ngân hàng sẽ trình cổ đông thông qua việc chuyển đăng ký niêm yết cổ phiếu ACB từ HNX sang HOSE.
HĐQT ACB cho rằng, Chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, dự kiến thị trường cổ phiếu sẽ chuyển về sàn HoSE quản lý, sàn HNX sẽ quản lý thị trường trái phiếu và tạo dựng thị trường chứng khoán phái sinh. Do đó, việc ACB chuyển đăng ký niêm yết cổ phiếu từ HNX sang HOSE chỉ là vấn đề thời gian.
Theo kế hoạch dự trình ĐHCĐ thông qua, năm 2020, Ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 12%, tiền gửi khách hàng tăng 12%, tín dụng tăng 11,75%; kiểm soát nợ xấu dưới 2%. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt khoảng 7.636 tỷ đồng.
Kết thúc quý I/2020, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1.925 tỷ đồng, tăng 12,9% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước. Đến hết tháng 3/2020, tổng tài sản của ACB đạt mức gần 387,4 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với cuối năm trước.
Cho vay khách hàng tăng trưởng 2,3%, đạt gần 274,8 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 1,5% ở mức 312,6 nghìn tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/3/2020, ACB đang có 1.792 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng 23,7% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn ở mức 946 tỷ đồng, tăng 6,8% so với đầu năm và chiếm 53,8% tổng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tính đến cuối tháng 3 ở mức 0,66%/tổng cho vay, so với mức 0,54% hồi đầu năm.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, ACB cũng sẽ trình cổ đông thông qua phương án phát hành trái phiếu quốc tế với khối lượng tối đa 10% tổng huy động tiền gửi khách hàng.
ACB sẽ tiến hành ĐHCĐ thường niên 2020 vào ngày 16/6 tới đây.