ACB bị đánh giá triển vọng "tiêu cực" do vụ bầu Kiên

Fitch vừa giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm cho Agribank, Vietinbank, Sacombank và ACB. Trong khi 3 nhà băng đầu vẫn được đánh giá "triển vọng ổn định" thì triển vọng của ACB là "tiêu cực" do vụ bầu Kiên.
Triển vọng xếp hạng của ACB có thể sẽ lên "tích cực" hoặc tệ hơn, tùy thuộc vào những đánh giá của Fitch về thiệt hại sau vụ "bầu" Kiên. Triển vọng xếp hạng của ACB có thể sẽ lên "tích cực" hoặc tệ hơn, tùy thuộc vào những đánh giá của Fitch về thiệt hại sau vụ "bầu" Kiên.

> Fitch đưa ACB khỏi diện theo dõi tiêu cực

> Toàn cảnh vụ bầu Kiên bị bắt

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch vừa công bố những đánh giá liên quan tới 4 ngân hàng lớn của Việt Nam: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng Công Thương (Vietinbank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng Á Châu (ACB). Theo đó, xếp hạng nợ dài hạn của cả 4 ngân hàng tiếp tục được giữ nguyên. Ngoài ra, Fitch cho rằng Agribank, Vietinbank và Sacombank có triển vọng "ổn định" nhưng ACB lại có triển vọng "tiêu cực".

 

Theo lý giải của tổ chức này, triển vọng tiêu cực với ACB phản ánh khả năng suy giảm hơn nữa của tình hình tài chính tại đây, sau khi xảy ra sự việc có liên quan tới 6 công ty của ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên). Fitch cho rằng, những tổn thất có thể sẽ còn gia tăng nếu tính cả khoản tiền gửi ủy thác đầu tư của ACB tại Vietinbank. Sự việc này hiện vẫn đang được điều tra. Theo tính toán của tổ chức này, khoản tiền gửi chiếm khoảng 6% vốn chủ sở hữu của ACB.

 

Triển vọng "tiêu cực" của ACB có thể sẽ được nâng lên "ổn định" hoặc bị Fitch tiếp tục hạ. Đơn vị này cho biết, khả năng này tùy thuộc vào những đánh giá của họ xung quanh những rủi ro bắt nguồn từ mối liên hệ với bầu Kiên và môi trường hoạt động của ACB hiện nay.

 

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Thanh Toại - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu -  cho biết ACB không bình luận về những đánh giá xếp hạng tín nhiệm của Fitch. Tuy nhiên, đại diện ACB khẳng định toàn bộ các khoản nợ trong 6 công ty có liên quan tới ông Nguyễn Đức Kiên đều có tài sản đảm bảo. "Ngoài ra, ngân hàng đã có kế hoạch và đang triển khai việc thu hồi các khoản nợ này trong thời gian ngắn nhất", ông Toại thông tin thêm.

 

Khác với ACB, Sacombank vẫn được giữ triển vọng "ổn định", theo giải thích của Fitch, vì không có nhiều liên quan tới nguyên Chủ tịch trước đây.

 

Khác với ACB, chuyện của nguyên chủ tịch không ảnh hưởng tới Sacombank vì vậy Fitch vẫn giữ triển vọng "ổn định" với ngân hàng này. Ông chủ một thời của Sacombank - Đặng Văn Thành và gia đình từng phải làm việc với cơ quan chức năng về một số vấn đề của ngân hàng. Bản thân ông sau khi rút khỏi Hội đồng quản trị đã chấp thuận bán cổ phiếu để thanh toán nợ nần với ngân hàng.

 

Theo Fitch, sau khi trích lập dự phòng cao hơn trong giai đoạn 2011-2012, các khoản đầu tư và trái phiếu còn lại có liên quan tới các công ty con trước đây của cựu Chủ tịch Sacombank đã giảm xuống mức 5% vốn chủ sở hữu.

Về Agribank, Fitch cho rằng một trong những lý do khiến những hệ số tài chính, hoạt động của ngân hàng yếu kém như hiện nay là vai trò định hướng chính sách nông nghiệp. "Cả lợi nhuận lẫn vốn của họ đều sụt giảm. Ngoài ra, theo báo cáo, nợ xấu của Agribank cũng cao nhất trong nhóm các ngân hàng nội địa", Fitch phân tích.

 

Liên quan tới Vietinbank,  Fitch đánh giá việc tăng vốn nhờ khoản đầu tư mới của Ngân hàng Tokyo Mistsubishi UFJ vừa qua có thể tạo nguồn dự phòng tốt cho ngân hàng này và giảm áp lực bị hạ xếp hạng tín nhiệm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, Fitch cũng lưu ý nguồn dự trữ và lợi nhuận của ngân hàng này vẫn ở mức vừa phải.


Vnexpress

Tin cùng chuyên mục