Có những lúc cuộc sống gặp biến cố, bạn lại tự hỏi: “Thật ra, tôi đã từng cố gắng hết sức chưa?”, hay “Nếu tôi biết được những điều này trước đó, có phải mọi thứ đã tốt hơn không?”. Đó là những lúc, bạn biết rằng có những bài học lẽ ra bạn phải biết sớm hơn, để có kiến thức, tầm nhìn, hay ít nhất cho bạn thêm sức mạnh, bản lĩnh để đối mặt với những thử thách của cuộc sống.
Đây là 6 bài học cuộc sống quan trọng giúp bạn nâng cao trải nghiệm và làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn:
1. Hãy sống trọn vẹn từng giây phút hiện tại
Chúng ta luôn mất quá nhiều thời gian để gặm nhấm quá khứ hoặc vẽ ra viễn cảnh cho tương lai mà quên đi giây phút hiện tại.
Giây phút hiện tại là những gì đang xảy ra với bạn ở đây và ngay bây giờ. Đừng sống với một quá khứ đã qua, một tương lai còn chưa đến.
Thói quen sống vội khiến bạn hiếm khi bằng lòng với những gì mình đang có. Hãy thử dừng lại một chút, cảm nhận những gì đang xảy ra ngay thời điểm hiện tại, chú ý đến khung cảnh nơi mà bạn đang đứng, hoặc chỉ đơn giản là chú ý đến hơi thở của mình. Một khi bạn làm điều này, tâm trí của bạn sẽ bắt đầu mở ra và bạn sẽ cảm thấy trân trọng cuộc sống hiện tại.
2. Xóa mờ ranh giới “Nên” và “Không nên”
Áp đặt của xã hội hoặc kỳ vọng từ gia đình khiến chúng ta nghĩ rằng có những điều nhất thiết phải thực hiện như: học đại học, có địa vị trong xã hội và những việc nhất định không được làm, chẳng hạn như bỏ việc và đi du lịch.
Một cách vô thức, chúng ta đều sống trong một khuôn khổ được quy định bởi “nên” và “không nên”, khiến bạn quyết định làm hay không làm một điều gì đó. Thế nhưng, đến một lúc bạn sẽ nhận ra những chuẩn mực đó không đúng, bạn tự hỏi tại sao bạn phải được ai đó chấp nhận những quan điểm của bạn và vì sao bạn lại để những quy luật, thậm chí bạn còn không biết do ai đặt ra, nói rằng bạn không nên thực hiện giấc mơ của mình?
Hãy xóa bỏ dần ranh giới của "nên" và "không nên", bắt đầu sống một cuộc sống theo cách mà bạn muốn. Hãy tự tay nêm nếm gia vị hạnh phúc cho chính cuộc đời mình, không cố ép bản thân hay hạn chế con đường bạn đi bởi những lời dọa dẫm. Hãy tỉnh táo trước những lời khuyên, tự ra những quyết định vì đó là cuộc sống của bạn chứ không phải của ai khác.
Xóa mờ ranh giới "nên" và "không nên"
Chúng ta có xu hướng biến những việc đơn giản trở nên trầm trọng hơn bản chất vốn có của nó rất nhiều.
Đã bao nhiêu lần bạn nhận ra một việc nào đó có vẻ rất nghiêm trọng nhưng chỉ sau một thời gian bạn thậm chí đã không còn nhớ về nó nữa? Nguyên nhân là do tâm trí của chúng ta thích thổi phồng những lo lắng và khiến mọi chuyện trở nên nghiêm trọng hơn.
Sau này, với bất cứ việc gì, bạn hãy dành một chút thời gian để tự hỏi mình: Việc này thực sự quan trọng đến vậy không? Tôi vẫn sẽ nhớ về nó vào ngày mai hay tháng sau không?...
Chỉ cần tỉnh táo hơn một chút, bạn sẽ không thấy điều gì quá tồi tệ. Khi có thể để những thứ không vừa ý trôi qua một cách nhẹ nhàng hơn, nghĩa là bạn có nhiều thời gian lẫn năng lượng để đón nhận những điều tốt đẹp đang tới.
4. Chậm mà chắc
Khi còn trẻ, chúng ta có xu hướng lao vào làm mọi thứ để nhanh chóng đạt được mục tiêu. Điều đó lại đồng nghĩa bạn sẽ rất thiếu kiên nhẫn để bạn xây dựng một giá trị gì đó vững chắc, đòi hỏi mất nhiều thời gian.
Thế giới hiện đại, với sự phát triển của công nghệ giúp mọi việc được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng. Điều này khiến chúng ta lầm tưởng rằng với những ước mơ, mục tiêu, và tham vọng cũng có thể dễ dàng đạt được như vậy.
Bí quyết thành công là bạn kiên nhẫn thực hiện những bước nhỏ cho một thay đổi lớn. Bạn không thể đạt được thành tựu nào nếu không đầu tư thời gian, công sức để xây dựng nó. Hãy đặt cho mình mục tiêu nhỏ và bạn sẽ dễ dàng thực hiện ước mơ của mình từng chút, từng chút một.
5. Dừng giả định người khác nghĩ về mình
Chúng ta thường xuyên giả định về những gì suy nghĩ của người khác về mình như "họ đánh giá mình ra sao", "mình trông đẹp hay xấu"... Với thái độ đó, bạn cố xây dựng cuộc sống của mình theo một thước đo nào đó, mà bạn nghĩ rằng người khác thích điều đó.
Thực tế là, không ai quan tâm đến bạn nhiều như bạn tưởng. Mọi người đều bận rộn loay hoay với những rắc rối, công việc và ước mơ của họ. Và bạn cũng như vậy, hãy tự tin sống cuộc sống mà mình mong muốn, ngừng quan tâm hay giả định những gì người khác đang nghĩ về mình.
6. Nuôi dưỡng lòng biết ơn
Tuy nhiên, đừng đợi đến khi đã già mới biết trân trọng cuộc sống. Thiết lập thói quen này càng sớm càng tốt, bởi vì lòng biết ơn là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc thực sự.
Bạn có thể hòa mình vào cuộc sống hằng ngày, sống trong giây phút hiện tại và biết ơn những gì làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn, cả những điều nhỏ bé nhất. Ví dụ như, một chú cún cưng đang vui đùa cùng bạn, có ai đó chịu lắng nghe những điều bạn nói, những món ăn thơm lành bạn có mỗi ngày,… đều là những món quà vô giá mà đôi khi bạn bỏ quên, không trân trọng.
Nhờ lòng biết ơn và trân trọng những điều nhỏ nhất, bạn sẽ suy nghĩ tích cực – một yếu tố cực kỳ cần thiết để bạn có đời sống khỏe mạnh, và tràn ngập sắc màu của hạnh phúc.