5 người chết, 13 người mất tích sau bão

Theo số liệu thống kê mới nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 18h chiều 4/8, đã có 5 người chết, 13 người mất tích do mưa lũ sau bão số 3. 
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) là một trong những huyện thiệt hại về cả người và tài sản. (Ảnh: Bình Minh). Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) là một trong những huyện thiệt hại về cả người và tài sản. (Ảnh: Bình Minh).

Từ ngày 2-4/8, hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn trên diện rộng tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tổng lượng mưa trong đợt tại Quất Đông (Quảng Ninh) 382 mm, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 421 mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 400 mm, Phủ Lý (Hà Nam) 386 mm, Bất Bọt (Thanh Hóa) 310 mm, đặc biệt tại Mường Lát (Thanh Hóa) 503 mm.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 18h chiều 4/8, đã có 5 người chết do mưa lũ sau bão số 3, trong đó: Thanh Hóa 3 người (Mường Lát 2 người, Quan Sơn 1 người); Bắc Kạn 1 người; Điện Biên 1 người và 13 người mất tích (Thanh Hóa 12 người (Quan Sơn 11 người,  Mường Lát 1 người); Điện Biên 1 người).

Ngoài ra, mưa lũ còn làm 47 nhà bị thiệt hại hoàn toàn (Thanh Hóa 32 nhà, Lạng Sơn 15 nhà); 50 nhà bị thiệt hại rất nặng; 187 nhà bị thiệt hại một phần (Thanh Hóa 176 nhà, Lạng Sơn 11 nhà).

Theo dự báo, hoàn lưu bão số 3 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, có thể gây mưa lớn 40-80mm/24h, có nơi trên 100mm trong 2 ngày 5-6/8 tại khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ. Khu vực Thanh Hóa tiếp tục có mưa lớn và chịu ảnh hưởng nước dồn từ tỉnh Xiêm Khoảng, CHDCND Lào.

Nhằm chủ động ứng triển khai ứng phó trước tình hình mưa lũ trong thời gian tới, đề nghị các địa phương ứng trực theo quy định, tập trung triển khai ngay một số nội dung: Khẩn trương tìm kiếm người mất tích, tiếp cận hỗ trợ, cứu trợ cho các khu vực bị chia cắt, cô lập tại Thanh Hóa; thiết lập, duy trì thông tin liên lạc tại các địa bàn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực bị chia cắt.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến hồ Hòa Bình, các hồ đang thi công, lũ trên các sông, suối; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ đập, đê điều, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, công trình xung yếu, bị sự cố, và đang thi công.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở khu vực biển Tây đồng bằng sông Cửu Long. Huy động các lực lượng xử lý giờ đầu sự cố đê biển tại Cà Mau; Tổng cục Phòng chống thiên tai cử đoàn công tác cùng cơ quan khoa học trực tiếp nắm bắt, hỗ trợ địa phương xử lý sự cố và tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Theo dantri

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục