4 cách để quan hệ tốt với sếp

Vì khó chủ động chọn được sếp tốt nên biện pháp khả thi hơn là tạo mối quan hệ tốt với họ để sự nghiệp phát triển.
Nên làm quen với phong cách làm việc của cấp trên thay vì phàn nàn họ với đồng nghiệp. Ảnh: PxHere.

Người lãnh đạo đóng vai trò lớn trong khả năng phát triển sự nghiệp của nhân viên. Một sếp tốt sẽ khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng, dấn thân vào những thử thách mới, nhằm mở đường cho cấp dưới thăng tiến. Ngược lại, sếp tệ có thể kiềm hãm tiềm năng phát triển của đội ngũ.

Theo khảo sát của CNN Business với độc giả, một ông chủ tốt phải có sự tin tưởng, tôn trọng và hỗ trợ. Tuy nhiên, hầu hết không thể lựa chọn cấp trên cho mình. Do đó, họ có thể chủ động bằng những cách sau để có mối quan hệ tốt với sếp.

Chủ động hòa hợp

Người quản lý của bạn có quyền cất nhắc hoặc sa thải bạn. Họ cũng có thể lên tiếng bảo vệ bạn, giao các dự án quan trọng. Do đó, tốt nhất là nên tạo một mối quan hệ tốt. Nếu hai phía đang bất hòa thì hãy từng bước để hàn gắn lại.

Bước một, ngừng phàn nàn. Dạo quanh văn phòng để than thở với đồng nghiệp về việc bị sếp làm tổn thương như thế nào cuối cùng có thể làm mối quan hệ với sếp tệ hơn.

Bước hai, bắt đầu chú ý hơn đến phong cách làm việc của sếp và thích nghi để phù hợp hơn với mong đợi của họ. Hiểu rõ hơn về những gì họ cho là hấp dẫn cũng rất quan trọng.

Giữ chừng mực

Người lao động thường muốn gây ấn tượng với sếp. Nhưng khi họ làm việc 24/7 thì khó có thể theo kịp. Một ông chủ tham công tiếc việc có thể khiến nhân viên phải làm nhiều giờ hơn hợp đồng và hy sinh thời gian cá nhân để đáp ứng các yêu cầu. Kết quả, bạn có thể kiệt sức.

Tuy nhiên, bạn không thể thay đổi ông chủ của mình. Điều quan trọng trong tình huống này là thiết lập ranh giới đảm nhận công việc và kiên trì với điều đó.

Tránh cảm xúc tiêu cực

Vi trùng không phải là thứ duy nhất có thể lây lan nhanh chóng trong văn phòng. Nhiều người không biết rằng, cảm xúc rất dễ bị truyền nhiễm.

Tâm trạng xấu không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc mà còn có thể ảnh hưởng đến đồng nghiệp hay cấp trên.

Nhiều người cố gắng che giấu tâm trạng thông qua ngôn ngữ cơ thể, nét mặt và giọng điệu... như đang có tâm trạng tốt. Nó có thể mang đến kết quả ban đầu nhưng sẽ có tác động lâu dài, làm bạn kiệt sức.

Thay vào đó, hãy áp dụng các biện pháp vận động như đi dạo, thiền hoặc thở sâu. Đồng thời, cố gắng chia sẻ về tâm trạng của mình trong khả năng để nhận sự cảm thông hoặc thậm chí là giúp đỡ của đồng nghiệp, cấp trên.

Thể hiện nỗ lực

Nếu muốn thăng tiến, bạn phải chứng minh mình có kỹ năng quản lý mạnh mẽ. Nhưng đừng lo lắng. Bạn không cần phải đứng đầu bảng xếp hạng giỏi nhất trong phòng ban.

Ngay cả khi bạn chưa có vai trò quản lý nào thì bạn vẫn có thể làm nổi bật khả năng lãnh đạo của mình mà không cần phải giẫm lên ai khác.


Theo Vnexpress

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục