3 xu hướng chính để các doanh nghiệp tiêu dùng đạt được sự trưởng thành về kỹ thuật số

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Việc nắm bắt một nền văn hóa kỹ thuật số sẽ đòi hỏi các công ty tiêu dùng chuyển đổi hoạt động và tư duy của họ từ “làm” kỹ thuật số sang “trở thành” kỹ thuật số.
3 xu hướng chính để các doanh nghiệp tiêu dùng đạt được sự trưởng thành về kỹ thuật số

Theo khảo sát được Deloitte thực hiện về sự phát triển của chiến lược phân tích dữ liệu và thương mại kỹ thuật số giữa các công ty hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng tại ba nền kinh tế số lớn nhất Đông Nam Á (Indonesia, Thái Lan và Việt Nam), tất cả những người tham gia đều đồng ý rằng đầu tư vào phân tích dữ liệu giúp cắt giảm chi phí và hỗ trợ tăng trưởng doanh thu, phần lớn kỳ vọng tổ chức của họ sẽ gia tăng mức đầu tư vào phân tích dữ liệu.

Không chỉ thế, nhiều ngành nghề và lĩnh vực, các công ty hàng đầu của khu vực Đông Nam Á đang đầu tư rất nhiều vào các sáng kiến mới với mục tiêu trang bị khả năng phân tích dữ liệu cho nhân viên và lực lượng lao động.

Nghiên cứu của Deloitte được thực hiện vào Quý I/2023 tại ba nền kinh tế số lớn nhất Đông Nam Á, bao gồm: Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Nghiên cứu của Deloitte được thực hiện vào Quý I/2023 tại ba nền kinh tế số lớn nhất Đông Nam Á, bao gồm: Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Theo quan sát của Deloitte về thị trường, các công cụ phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong các quy trình thông thường, tuy nhiên gần đây đã có một số mảng trong doanh nghiệp sử dụng phân tích biểu đồ (graphic analytics) và phân tích biên (edge analytics).

Dựa trên các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các khách hàng doanh nghiệp, các bộ phận CNTT, Quản lý và Tài chính là những người sử dụng nhiều các công cụ phân tích dữ liệu nhất. Không chỉ thế, để tận dụng tối đa khoản đầu tư vào các công cụ dữ liệu, nhiều tổ chức cũng đã đầu tư vào sáng kiến đào tạo nguồn nhân tài và lực lượng lao động.

Trong bối cảnh các phương pháp tiếp cận đa kênh được xem xét lại, các mô hình thương mại kỹ thuật số B2C vẫn được sử dụng phổ biến nhất, trong khi các mô hình thương mại kỹ thuật số B2B2C ngày càng có sức hút dù khả năng sinh lời vẫn chưa được xác định rõ ràng, đặc biệt ở tại những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Cách thức để doanh nghiệp tiêu dùng chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện

Kết quả khảo sát cho thấy, gần 3/4 số người tham gia (72%) đều đồng ý về hiệu quả tốt hơn của việc sử dụng các kênh thương mại số là digital marketing, tiếp đó là lợi ích về cắt giảm chi phí vận hành (60%) và cải thiện dịch vụ khách hàng (50%). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp phản ánh việc sử dụng các kênh thương mại số đang gặp phải một số thách thức, nổi bật trong đó liên quan đến xung đột kênh, lo ngại về mất thị phần trên các kênh đang quản lý cũng như thiếu sự hỗ trợ về công nghệ thông tin.

Do đó, các chuyên gia của Deloitte đã đúc kết 3 xu hướng chính để các doanh nghiệp tiêu dùng có thể đạt được sự trưởng thành về kỹ thuật số, bao gồm: Xây dựng doanh nghiệp số, Nuôi dưỡng văn hóa số và Áp dụng cách tiếp cận đa kênh một cách liền mạch.

Theo kinh nghiệm của Deloitte, đa số các tổ chức thường bị xoay quanh vòng lặp điển hình trong việc “thực hành” kĩ thuật số - chính là việc vận hành dưới sự mơ hồ của kỹ thuật số hóa mà không thay đổi các vấn đề cốt lõi trong việc vận hành doanh nghiệp, mô hình tệp khách hàng, hoặc thay đổi tư duy. Về cơ bản, việc nắm bắt một nền văn hóa kỹ thuật số sẽ đòi hỏi các công ty tiêu dùng chuyển đổi hoạt động và tư duy của họ từ “làm” kỹ thuật số sang “trở thành” kỹ thuật số.

Việc định hướng chiến lược rõ ràng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cân nhắc chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện. Nhìn ở bức tranh toàn cảnh, các tổ chức sẽ cần 6 chuyển đổi chính, xúc tác cho quá trình phát triển tư duy kỹ thuật số toàn diện, đó là: Dịch chuyển về phân quyền, Chuyển dịch về nguồn nhân lực, Chuyển dịch trong kỳ vọng, Chuyển dịch về trọng tâm, Chuyển dịch về tri thức và Chuyển dịch về văn hóa.

6 chuyển đổi chính, xúc tác cho quá trình phát triển tư duy kỹ thuật số toàn diện.

6 chuyển đổi chính, xúc tác cho quá trình phát triển tư duy kỹ thuật số toàn diện.

Ngoài ra, khi "cơn bão" Covid-19 qua đi, các công ty tiêu dùng đang chứng kiến sự quan tâm trở lại đối với các kênh trực tiếp. Mặc dù vậy, xu hướng này không làm giảm tầm quan trọng của thương mại kỹ thuật số - kênh đang tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt trên khắp Đông Nam Á.

Nhằm đáp ứng mong đợi của khách hàng trong trải nghiệm mua sắm đa kênh hoàn hảo, các công ty hàng đầu trong các lĩnh vực đã áp dụng hàng loạt các mô hình đa kênh khác nhau, đặc biệt tập trung vào việc tăng cường các kênh vật lý hiện có. Cũng như các doanh nghiệp ưu tiên mô hình kỹ thuật số giới thiệu các kênh vật lý mới.

Giả dụ đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tiêu dùng toàn cầu, việc ứng dụng công nghệ vào trải nghiệm mua hàng tích hợp tương tác thực tế ảo và mua sản phẩm trực tuyến trong cửa hàng mô phỏng trước khi nhận sản phẩm tại cửa hàng gần nhất đã khiến tăng hơn 20% đối với doanh số bán hàng kỹ thuật số.

Tóm lại, theo các chuyên gia của Deloitte, để nâng cao quá trình hướng đến kỹ thuật số toàn diện, các công ty tiêu dùng sẽ cần phải tập trung vào Áp dụng các chiến lược tư duy nhạy bén, Thực hiện các phân tích dự báo và đề xuất, Tối ưu hóa logistic cho thương mại kỹ thuật số, Đầu tư vào phát triển nhân tài trong thời hạn từ gần đến trung hạn.

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục