3 bước chế ngự sự nóng giận

Tức giận là một dạng cảm xúc hoàn toàn lành mạnh, nhưng khi vượt quá sự kiểm soát của bạn, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc, lối sống và các mối quan hệ của bạn.

Vì vậy, hai yếu tố quan trọng để cuộc sống trở nên thanh thản hơn chính là nhận thức được lý do vì sao chúng ta tức giận và học cách làm thế nào để kiểm soát cơn giận dữ.

Hiểu sự tức giận

Cảm xúc tức giận vốn không tuyệt vời hay khủng khiếp, nó xuất hiện khi bạn bị cư xử thô bạo hoặc tình huống tương tự. Bản thân tâm trạng không tạo nên sự tức giận, chính những phản ứng của bạn tác động đến nó, gây tổn thương cho những người khác mới là vấn đề.

Thông thường, những người có cá tính đặc biệt lại là những người cần thể hiện và giải tỏa sự tức giận nhất. Nhưng sẽ tốt hơn nếu biết cách làm thế nào để vừa giải tỏa được những cảm xúc giận dữ vừa không gây ra ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Kiểm soát sự tức giận không chỉ cải thiện tâm trạng của bạn, mà nó còn giúp bạn hoàn thiện bản thân. Do đó kỹ năng này rất quan trọng trong cuộc sống. Và chúng ta chắc chắn có thể làm được nếu chăm chỉ rèn luyện. Hãy nghĩ đến thành quả nó mang lại sẽ không nhỏ.

Tìm ra cách kiểm soát sự tức giận là cách hiệu quả nhất giúp bạn tạo dựng các mối quan hệ, đạt được những mục tiêu mình đặt ra, có một cuộc sống lành mạnh và trọn vẹn.

Kiểm soát sự tức giận

Sau đây là 3 bước giúp bạn kiểm soát cơn giận:

Bước 1: Tìm hiểu nguyên nhân của sự tức giận

Trong trường hợp bạn cảm thấy mình sắp “nổi điên”, bạn cần biết được nguyên nhân của tình trạng này. Thông thường, các nguyên nhân này là hệ quả những sự việc bạn đã trải qua trong quá khứ, và bạn phản ứng đúng theo cách bạn từng chứng kiến người khác làm khi họ gặp tình huống tương tự.

Ở tình huống này, bạn đang bị cơn giận dữ thiêu đốt và bộc lộ nó rất rõ ràng (ví dụ như la hét người khác, quăng ném đồ vật, đập cửa, la hét, v.v...). Khi bạn cố che giấu sự tức giận, hay có những tai nạn khủng khiếp hoặc những căng thẳng bất thường xảy ra sẽ càng khiến bạn dễ bị tổn thương và sự tức giận càng bộc lộ rõ.

Ẩn chứa đằng sau sự tức giận còn có những cảm xúc bí ẩn khác. Khi bạn cảm thấy cơn giận dữ đang áp đảo mình, có thể bạn thực sự tức giận, nhưng cũng có thể đó là sự khó chịu khi bạn phải che giấu những cảm xúc khác, ví dụ: hổ thẹn, yếu đuối, đau khổ, hoặc bất lực.

Khi trưởng thành, kinh nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận thức được những cảm xúc nào không phải là tức giận, đặc biệt nếu bạn trải qua thời thơ ấu thường trong tình trạng những quan điểm mình bày tỏ không được thừa nhận.

Hãy hiểu và kiểm soát sự tức giận trước khi nó lấy đi những tốt đẹp nhất của bạn, đó là sự bình yên và các mối quan hệ.

Bước 2: Nhận biết các dấu hiệu và cách giải tỏa cơn tức giận nhanh

Trước khi sự tức giận bùng nổ, bạn cần tập trung vào những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể. Tức giận là một phản ứng tự nhiên và hoàn toàn bình thường. Bạn cần biết cách nhận ra các dấu hiệu cho thấy tâm trạng của bạn đang bắt đầu “sôi lên”, để có biện pháp ứng phó trước khi nó vượt ra khỏi sự kiểm soát của bạn. 

Để làm được điều này, hãy tập trung vào nơi cơn thịnh nộ đang bộc phát trong cơ thể bạn. Nó có thể là những cơn co thắt dạ dày, nắm chặt bàn tay hoặc gồng cứng hàm, nhức đầu, đi tới đi lui, khó tập trung, tim đập nhanh hoặc cảm thấy hai vai nặng trĩu.

Bước 3: Kiểm soát cơn giận hiệu quả

Có nhiều phương pháp hữu ích để kiểm soát và theo dõi cơn thịnh nộ của bạn. Một số mẹo sau có thể giúp bạn "giảm nhiệt" nhanh cơn giận:

Tập trung vào những dấu hiệu về thể chất khi tức giận. Thường xuyên điều chỉnh cách cơ thể bạn cảm thấy khi tức giận nhằm làm giảm sức mạnh của sự phẫn nộ.

Hít thở sâu. Hít thở từ từ và hết sức kiềm chế sự căng thẳng. Điều quan trọng là hít thở bằng bụng, hít càng nhiều không khí càng tốt.

Di chuyển xung quanh giúp giải phóng năng lượng để bạn có thể bình tĩnh xử lý tình huống theo cách đáng tin cậy nhất.

Khai thác năng lượng xoa dịu của các giác quan: nghe nhạc, xem những hình ảnh giúp bạn thư giãn v.v...

Kéo căng hoặc mát xa các khu vực đang bị căng cứng trên cơ thể. Xoay bả vai. Mát xa da đầu. Điều quan trọng là xoa dịu các bộ phận của cơ thể bị chịu tác động bởi áp lực.

Đếm từ một đến mười thật chậm. Cách này giúp đầu óc thư thái và tạo cảm giác tươi mới.

Nếu thử một lần những mẹo này không hiệu quả thì hãy tiếp tục làm thêm 1 lần nữa, cho đến khi kiểm soát được cơn sóng trong lòng bạn.

Theo DNSG

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục