Chính phủ có nhiều chủ trương, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đánh giá về nội dung chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, qua chất vấn cho thấy thời gian qua Chính phủ đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an toàn, bền vững nền tài chính quốc gia.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân sách, quản lý nợ công luôn được các đại biểu, cử tri và nhân dân quan tâm. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân sách, quản lý nợ công luôn được các đại biểu, cử tri và nhân dân quan tâm.
Trong nội dung chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại Quốc hội, có 44 đại biểu đặt câu hỏi, trong đó có 7 đại biểu tham gia tranh luận. Bộ trưởng Bộ Tài chính đã trả lời hầu hết các nội dung chất vấn.

Đối với nhóm vấn đề chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Trí Dũng cũng đã tham gia báo cáo giải trình để làm rõ thêm những nội dung chất vấn.

Phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề này đã diễn ra tương đối sôi nổi, các đại biểu đã đặt câu hỏi thẳng thắn.

Cụ thể, có số liệu, dẫn chứng. Bộ trưởng Tài chính và Phó Thủ tướng cũng như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trả lời làm rõ các vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn cũng như hướng khắc phục của ngành trong thời gian tới.

Phát biểu kết thúc nội dung chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim cho biết, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân sách, quản lý nợ công luôn được các đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm.

Nhóm vấn đề được chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính là vấn đề không mới, đã được đề cập rất nhiều lần trong các phiên thảo luận về kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước, nhưng đây là những nội dung liên quan tới nhiều bộ, ngành, địa phương và có tác động trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả của nền kinh tế, an toàn của hệ thống tài chính quốc gia nên cần có các giải pháp tập trung thiết thực để tạo chuyển biến cho thời gian tới.

Qua chất vấn cho thấy thời gian qua Chính phủ đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an toàn, bền vững nền tài chính quốc gia.

Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thuế và hải quan đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản lý thuế, hải quan, hoạt động chống thất thu thuế, giải quyết nợ đọng đã được đẩy mạnh.

Cơ cấu nợ Chính phủ có chuyển biến tích cực, quản lý nợ công cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

Tuy nhiên, các lĩnh vực thuộc nhóm nội dung chất vấn vẫn nổi lên nhiều tồn tại, hạn chế đã được nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu đề cập.

Cụ thể là quy mô thu ngân sách giảm, thiếu tính bền vững, tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại, thất thu và nợ đọng thuế còn nghiêm trọng, còn để xảy ra những sai phạm tiêu cực trong lĩnh vực thuế, hải quan, tình trạng mua bán không sử dụng hóa đơn, gian lận trong kê khai chiếm dụng thuế còn diễn biến phức tạp.

Về phát hiện và xử lý hoạt động chuyển giá hiệu quả chưa cao. Công tác quản lý nợ công còn nhiều bất cập, nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, sát mức trần cho phép, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Về quản lý sử dụng vốn vay cho đầu tư công hiệu quả chưa cao.

Từ sự phân tích, đánh giá như trên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện các giải pháp đã đề ra nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong đó tập trung vào một số vấn đề cụ thể là: Tiếp thu cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin gắn với hiện đại hóa, phương thức quản lý trong lĩnh vực thuế, hải quan. Triển khai hiệu quả, ứng dụng rộng rãi việc khai, nộp, hoàn thuế, xử lý hồ sơ thuế điện tử. Tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát để cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết.

Trong năm 2017, nếu kịp thì trình Chính phủ ban hành nghị định về hóa đơn điện tử. Đẩy mạnh việc triển khai đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Tuyên truyền, vận động thực hiện nghiêm các quy định về sử dụng hóa đơn trong mua, bán hàng hóa. Tiếp tục đổi mới hoạt động hải quan, triển khai hệ thống hải quan điện tử, công tác kiểm tra tại chỗ, kiểm định di động, tăng cường hậu kiểm, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tái, nhập, tạm nhập tái xuất.

Thực hiện các giải pháp quyết liệt để thu đúng, thu đủ, bảo đảm hoạt động, việc huy động đầy đủ và chủ động hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước, chống thất thu. Phát triển hệ thống thu đồng bộ, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tích cực triển khai thực hiện thông suốt cơ chế một cửa, một cửa quốc gia, một cửa ASEAN. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi trốn thuế, gian lận thương mại.

Rà soát và đổi mới công tác thu thuế đối với các hộ kinh doanh. Có các biện pháp xử lý hiệu quả tình trạng nợ đọng thuế. Sớm rà soát tổng hợp để báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng thể các khoản nợ đọng thuế và cách xử lý.

Thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật trong công tác phòng, chống chuyển giá, làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra. Phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Triển khai hiệu quả phương pháp xác định trước giá tính thuế. Đồng thời tăng cường rà soát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp từ khâu đăng ký kinh doanh đến cấp phép đầu tư.

Nâng cao phẩm chất năng lực đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế, hải quan. Bảo đảm đội ngũ cán bộ, công chức chuyên sâu, chuyên nghiệp, trong sạch. Xử lý nghiêm các hành vi sai phạm trong thực thi công vụ.

Triển khai thực hiện hiệu quả Luật Quản lý nợ công khi được Quốc hội thông qua. Quản lý chặt chẽ nợ công, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nợ công theo nghị quyết Quốc hội. Phát triển đầy đủ, đồng bộ các công cụ nghiệp vụ quản lý nợ công.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lưu ý cần quản lý chặt chẽ việc bảo lãnh của Chính phủ và việc vay về cho vay lại.

Bảo đảm sử dụng vốn vay đúng mục đích, tiết kiệm hiệu quả, bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Kiên quyết không sử dụng vốn vay cho các mục đích và các dự án đầu tư không hiệu quả hoặc kém hiệu quả.

Không vay cho các lĩnh vực mà Việt Nam đã làm chủ được công nghệ, rà soát tổng hợp giá trị các dự án mới ký kết và có khả năng sẽ ký kết trong giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa có trong danh mục đầu tư công trung hạn để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.


Theo VGP

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục